Bitcoin là gì? Phân tích lợi ích và rủi ro khi đầu tư BTC

8th Street Grille
Đăng ngày: 10/01/2023 - Cập nhật: 1:42 PM - 30/01/2023

Bitcoin là một trong những loại tiền điện tử đầu tiên và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Nó cho phép người dùng trao đổi tài sản trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua bên trung gian. Nền tảng dựa vào giao thức phi tập trung, các cơ chế đồng thuận và sổ cái phân tán… Để biết thêm chi tiết về Bitcoin là gì, tính ứng dụng và cách hoạt động của Bitcoin, mời bạn cùng 8th Street Grille tìm hiểu về Bitcoin trong bài viết sau.

Bitcoin là gì?

Bitcoin là một loại tiền mã hóa đầu tiên và được công nhận rộng rãi trên thế giới. Mạng Bitcoin được công bố vào năm 2008 và chính thức ra mắt vào tháng 1/2009 bởi một cá nhân/tổ chức ẩn danh có tên là Satoshi Nakamoto. Bitcoin là mã nguồn mở, thiết kế của nó là công khai, không ai sở hữu hoặc kiểm soát Bitcoin và mọi người đều có thể tham gia mạng lưới. 

Theo chia sẻ của đội ngũ phát triển, Bitcoin là hệ thống thanh toán tiền điện tử ngang hàng (Peer to Peer, viết tắt là P2P). Nơi người dùng có thể gửi và nhận tiền kỹ thuật số bitcoin (ký hiệu là chữ b, hoặc BTC) thông qua các thiết bị có kết nối internet. Điểm đặc biệt là nó không bị chịu quản lý bởi bất kỳ tổ chức tài chính trung gian nào, các giao dịch có thể được thực hiện bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào. 

Như vậy BTC chính là đồng coin chính thức của mạng lưới Bitcoin. Người dùng có thể sử dụng BTC để chuyển tiền trực tiếp với nhau trên mạng lưới Bitcoin. BTC được sử dụng làm phí giao dịch trên mạng lưới và làm phần thưởng khối. 

bitcoin la gi

Tổng số Bitcoin được tạo ra

Mạng Bitcoin tự động phát hành bitcoin mới thông qua quá trình khai thác (đào Bitcoin hay mining). Tổng nguồn cung BTC có giới hạn là 21 triệu coin. 

Đơn vị của Bitcoin

Ký hiệu đơn vị của tiền ảo Bitcoin là BTC, trong đó đơn vị nhỏ nhất có tên gọi là Satoshi, với tỷ lệ 1 BTC = 100.000.000 Satoshi.

Lịch sử hình thành Bitcoin

Theo ghi chép tại Wikipedia, lịch sử hình thành Bitcoin cụ thể như sau:

  • 2007: Satoshi Nakamoto bắt đầu thiết kế Bitcoin.
  • 18.8.2008: Tên miền bitcoin.org chính thức được đăng ký.
  • 31.10.2008: Dự án lần đầu được nhắc đến trong White Paper về giao thức thanh toán ngang hàng của Satoshi Nakamoto.
  • 9.1.2009: Khối Bitcoin khởi thuỷ (Genesis Block) được ra đời đánh dấu cột mốc Bitcoin bắt đầu được sử dụng.
  • 12.1.2009: Xuất hiện giao dịch chuyển tiền đầu tiên bằng Bitcoin giữa Satoshi Nakamoto và nhà mật mã học Hal Finney.
  • 5.10.2009: Bitcoin chính thức lên sàn giao dịch với mức giá khởi điểm 1 USD cho 1.309,03 bit (1 bit = 0,00076 USD).
  • 22.5.2010: Xuất hiện giao dịch mua sắm đầu tiên bằng Bitcoin. Cụ thể là 2 bánh pizza với giá 10.000 Bitcoin, tương đương 25 đô la Mỹ tại thời điểm đó.

Ai là người tạo ra Bitcoin?

Như đã đề cập ở nội dung trên, Bitcoin được biết tới là thành quả nghiên cứu của một cá nhân/nhóm lập trình viên “giấu mặt” có bí danh là Satoshi Nakamoto. Dự án bắt đầu được thiết kế từ 2007 và lần đầu tiên xuất hiện trong Whiter Paper của Nakamoto vào năm 2008. Sau đó, vào năm 2009, Bitcoin chính thức được đưa vào sử dụng và có giao dịch mua chuyển gửi, mua bán đầu tiên.

Khoảng tháng 10/2010, Nakamoto đã quyết định “dứt áo ra đi” và để lại Bitcoin cho một nhóm người tiền nhiệm. Trong đó, Gavin Andresen được đồn đoán là nhân vật giữ vai trò của nhà phát triển chính sau khi Nakamoto rời đi.

Bitcoin hoạt động như thế nào?

Bitcoin hoạt động dựa trên công nghệ blockchain (chuỗi khối). Các giao dịch diễn ra trên mạng Bitcoin sẽ được ghi lại trên blockchain mà bất kỳ ai cũng có thể truy cập để kiểm tra thông tin. 

Có thể hiểu đơn giản, Blockchain được xem như là một cuốn sổ cái công khai. Nó được phân phối và lưu trữ theo hình thức phi tập trung trên nhiều máy tính khác nhau. Thông tin chỉ được lưu trữ trên cuốn sổ cái này khi được xác nhận bởi hàng loạt các các node được kết nối trong cùng mạng lưới. 

Điều đó cho thấy, sẽ không có một thiết bị hoặc một cá nhân/tổ chức nào có thể dễ dàng thay đổi, viết đè hay xóa dữ liệu được lưu trữ trong sổ cái. Bởi, để làm được thì các cá nhân/tổ chức phải hack được tất cả các máy trong cùng một lúc, và đây là điều gần như bất khả thi.

bitcoin la gi

Tất cả người dùng Bitcoin phải trả trước phí mạng mỗi khi họ thực hiện một giao dịch. Sau đó giao dịch sẽ ở trạng thái chờ xử lý. Tương tự với việc bạn mua một con tem để gửi một bức thư vậy. 

Khi một giao dịch chuyển tiền BTC diễn ra trên mạng lưới, hệ thống sẽ gom các giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 1 phút) vào một khối (block). Để khối này được thêm vào blockchain (tức để được lưu trên blockchain), các node trong mạng sử dụng quy trình bằng chứng công việc (PoW), hàm băm SHA-256 để xác thực giao dịch và bảo mật mạng. Quá trình xác thực một khối mất khoảng 10 phút, cụ thể:

  • Mạng lưới Bitcoin được duy trì bởi hàng hàng các máy tính (node) rải rác trên khắp thế giới. 
  • Khi một khối mới được phát hiện, tất cả các node trong mạng lưới sẽ nhận được thông tin và tham gia xác minh dữ liệu và chữ ký số của giao dịch đó. 
  • Các node sẽ cạnh tranh nhau để giành quyền thêm khối đó vào blockchain. Để giành được phần thắng, thợ đào (miner) phải giải đầu tư hệ thống máy tính có cấu hình khỏe, thiết bị này sẽ tham gia giải bài toán khó (một hàm băm) do hệ thống đưa ra. Số lượng miner tham gia xác thực càng nhiều thì thời gian hoàn tất giao dịch càng nhanh.
  • Thợ đào đầu tiên tìm ra chuỗi hàm băm hợp lệ sẽ báo cho các thợ đào còn lại trong mạng lưới. Sau quá trình kiểm tra, nếu phần đông các thọ đào xác nhận đó là đáp án đúng, không có bất kỳ gian lận nào thì khối sẽ được thêm vào blockchain, đồng thời chuyển dữ liệu tới các máy tính khác để cùng lưu trữ. 
  • Giao dịch chuyển tiền thành công. Lúc này, thợ đào tìm ra chuỗi hàm băm đúng sớm nhất sẽ nhận được phần thưởng khối là đồng BTC và toàn quyền sử dụng, giữ hoặc bán phần thưởng đó.

Tại thời điểm tháng 5/2020 có khoảng 6,25 bitcoin được tạo cho mỗi khối mới. Dự kiến vào thời điểm tháng 05/2024 là 3,125 bitcoin. Cứ như vậy, quy trình sẽ được tiến hành cho đến khi có tổng cộng 21 triệu đồng tiền ảo bitcoin được phát hành vào năm 2140.

Các đặc tính của Bitcoin

Bitcoin có 5 đặc tính nổi bật, đây cũng chính là những điểm khác biệt của loại tiền kỹ thuật số này so với các loại tiền tệ thông thường.

1. Tính phi tập trung

Tại thị trường tài chính truyền thống (CeFi – Centralized Finance), mọi giao dịch phát sinh bằng các loại tiền pháp định như USD, VND, EUR… sẽ chịu sự quản lý của Ngân hàng Trung Ương và Tổ chức Chính phủ.

Trong khi đó, tại thị trường tài chính phi tập trung (DeFi – Decentralized Finance), không một cá nhân/tổ chức nào có thể chi phối được Bitcoin. Người dùng có thể truy cập và sử dụng đồng tiền kỹ thuật số này bất cứ lúc nào và ở bất kỳ đâu.

2. Giao dịch ẩn danh

Đối với các giao dịch tại thị trường tài chính tập trung, các ngân hàng đều có thể truy cập và biết được thông tin chủ tài khoản bao gồm địa chỉ, số điện thoại, lịch sử tín dụng… Tuy nhiên, điều này thì không tồn tại ở nền tảng thị trường tài chính phi tập trung như Bitcoin. Mọi giao dịch đều sẽ được thực hiện ẩn danh và không dễ dàng bị theo dõi, truy vết.

3. Tính minh bạch

Mọi thông tin về các giao dịch Bitcoin được lưu trữ trên một cuốn sổ cái điện tử. Và quan trọng là cuốn sổ cái đó được phân bổ trên nhiều máy tính khác nhau trong cùng một mạng lưới. Với cơ chế này, mọi dữ liệu sẽ được đảm bảo và khó có thể can thiệp thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào.

4. Phí giao dịch thấp, tốc độ giao dịch nhanh

Mọi giao dịch với Bitcoin sẽ được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận. Điều đó có nghĩa, các bước trung gian trong quá trình thực hiện các giao dịch truyền thống sẽ được loại bỏ triệt để. Nhờ vậy mà các khoản phí giao dịch cũng được giảm thiểu tối đa xuống mức thấp nhất. Đồng thời, thời gian xác thực và hoàn tất các giao dịch cũng được rút ngắn đáng kể.

5. Không thể bị hoàn trả

Các giao dịch Bitcoin hoàn tất đều sẽ được lưu trữ trên một quyển số cái của nền tảng và không ai có thể can thiệp để chỉnh sửa. Đồng nghĩa, một khi giao dịch mua bán Bitcoin đã diễn ra thì bạn không thể hoàn tác và lấy lại tiền.

Các hình thức đầu tư Bitcoin

Để đầu tư sinh lợi từ Bitcoin có rất nhiều cách. Trong đó, 3 đề xuất dưới đây là những hình thức đầu tư phổ biến nhất.

  • Đào Bitcoin (Bitcoin Mining)

Đào Bitcoin thực chất là việc các node (máy tính) nhận được phần thưởng nhờ giải mã các thuật toán, xác thực các giao dịch trên hệ thống. Cụ thể, để các giao dịch trong nền tảng hoàn tất thành công thì cần phải có sự trợ giúp của các miner (thợ đào) – là người đang vận hành các node đó.

Hiện nay, miner chỉ có thể tham gia xác thực giao dịch và thu về phần thưởng BCH khi đầu tư các loại máy đào Bitcoin chuyên dụng với cấu hình khủng. Điển hình như: ASIC, Antminer S9, Antminer S7, AvalonMiner 761, WhatsMiner M3,… Ngoài ra việc đào cá nhân thu về lợi nhuận khá thấp, các thợ đào thường lựa chọn phương án tham gia cùng một nhóm gồm nhiều thợ đào có cấu hình máy mạnh khác. 

  • Mua và nắm giữ Bitcoin

Nếu bạn là một người không có nguồn vốn quá mạnh và khả năng phân tích kỹ thuật tốt thì nên lựa chọn hình thức đầu tư này. Đây là phương pháp đầu tư mà bạn sẽ mua Bitcoin ở vùng giá thấp và hold (nắm giữ) trong một khoảng thời gian dài. Sau đó, bạn sẽ bán ra khi giá tăng cao để thu về lợi nhuận.

Tuy nhiên, để đảm bảo có thể kiếm được lợi nhuận từ hình thức đầu tư này là điều không đơn giản. Bạn cần phải là một người có kiến thức về lĩnh vực, có đầu óc phân tích những yếu tố cơ bản tốt và khả năng đánh giá, dự đoán về tương lai của dự án một cách khoa học và lý trí.

  • Trade Bitcoin

Về cơ bản, Trade Bitcoin có cách thức hoạt động tương tự như hình thức đầu tư mua và nắm giữ Bitcoin. Nếu người dùng chọn phương thức hold thì cần xác định sẽ mua và nắm giữ Bitcoin trong một khoảng thời gian dài. Ngược lại, Trade Bitcoin sẽ phù hợp hơn với nhóm người muốn kiếm lợi nhuận sau một khoảng thời gian ngắn. Có thể hiểu đơn giản, họ sẽ Trade Bitcoin và bán ra ngay khi giá tăng lên chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.

Song, nếu bạn muốn chắc kèo với hình thức Trade Bitcoin, bạn cần phải có kiến thức vững về thị trường, khả năng phân tích kỹ thuật, óc phán đoán tốt,… và đặc biệt là thời gian.

Ngoài 3 cách trên, bạn cũng có thể cân nhắc tìm hiểu về ICO (Initial Coin Offering) và Trade Margin (Giao dịch ký quỹ).

Lợi ích và rủi ro khi đầu tư BTC

Ở thời điểm hiện tại (đầu năm 2023), Bitcoin đang phải đối mặt với sự khủng hoảng chung của thị trường. Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, trong vòng 1 – 2 năm tới, tương lai của Bitcoin sẽ phải đối mặt với khá nhiều thách thức. Chính vì thế, nếu bạn đang có ý định đầu tư trong thời gian này thì nên cân nhắc, tìm hiểu và đánh giá thật cẩn thận.

1. Ưu điểm

  • Là hệ thống độc lập: Bitcoin hoàn toàn độc lập khỏi sự kiểm soát của bên thứ 3 trong các giao dịch. Mọi hoạt động trao đổi, mua bán BTC đều được triển khai trực tiếp giữa người bán và người mua.
  • Mức độ tiện lợi cao: Không như các loại tiền tệ truyền thống, BTC được lưu trữ trong ứng dụng/ví cứng. Khi người dùng muốn giao dịch thì chỉ cần quét mã QR hoặc thực hiện các thao tác trực tiếp trên ví online. Điều đó có nghĩa, người dùng không cần phải mang theo bên người tiền mặt mà chỉ cần kết nối Internet là đã có thể chuyển, gửi, mua bán tiền tệ và tài sản ngay cả cuối tuần, lễ Tết với hạn mức tùy ý.
  • Người dùng được lựa chọn mức phí giao dịch: Nếu muốn quá trình giao dịch kết thúc càng sớm càng tốt thì người dùng phải chấp nhận mức phí giao dịch cao. Ngược lại, nếu lựa chọn hình thức không tốn phí hoặc tốn ít phí thì thời gian giao dịch sẽ dài hơn.
  • Chủ sở hữu BTC không cần tuân thủ theo quy chuẩn của PCI: Nguyên nhân là Bitcoin không thuộc sự quản lý của PCI (Ngành công nghiệp thẻ thanh toán). Nhờ đó, phí giao dịch cũng như phí vận hành cũng sẽ được giảm đáng kể và khả năng tham gia vào nhiều thị trường cao (những thị trường mà thẻ tín dụng không hỗ trợ).
  • Độ bảo mật cao: Không ai có thể rút chuyển tiền, biết thông tin cá nhân và thông tin thanh toán nếu không được chủ sở hữu bitcoin ủy quyền. Để bảo vệ tài sản của mình một cách tốt nhất, chủ sở hữu BTC có thể thực hiện sao lưu private key.
  • Hoàn toàn minh bạch: Các thông tin về lịch sử giao dịch được công khai trên Blockchain, người dùng có thể dựa vào đó để thực hiện kiểm tra. Tuy nhiên, không một ai có thể can thiệp vào công tác sửa đổi, kiểm soát.
  • BTC không thể bị làm giả: Với việc sử dụng công nghệ Blockchain và các cơ chế đồng thuận khác, hệ thống Bitcoin sở hữu giao thức hoàn chỉnh, đảm bảo Bitcoin không thể bị làm giả.
  • Bitcoin có tính toàn cầu: Chủ sở hữu BTC có thể gửi, mua bán BTC dễ dàng trên khắp thế giới bất cứ lúc nào. Hiện đã có một số đơn vị chấp nhận sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán, điển hình như Tesla, 
  • Là đồng tiền giảm phát: Nếu như tiền fiat liên tục được in ra để sử dụng, như vậy tỷ lệ lạm phát rất cao. Bitcoin cố định nguồn cung và sẽ không thể tạo ra thêm đồng nào khi chạm mức. 

2. Nhược điểm

  • Vướng phải vấn đề pháp lý: Bitcoin vướng phải vấn đề pháp lý tại một số quốc gia. Cụ thể, trong khi một số nơi đã chấp thuận việc đưa Bitcoin vào sử dụng thì cũng có không ít đất nước khác không chấp thuận BTC trong vòng pháp luật, thậm chí còn đưa ra lệnh cấm. Điều này vô hình trung gây cản trở đến việc mở rộng và tính ứng dụng của BTC.
  • Giá Bitcoin liên tục biến động mạnh: Sau những lần thiết lập đỉnh giá cao ngất ngưỡng trong “tích tắc” là những thời điểm BTC rớt giá một cách chóng mặt.
  • Tương lai của Bitcoin vẫn là dấu chấm hỏi lớn: Theo các chuyên gia, nếu Bitcoin trong thời gian tới vẫn có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ thì khả năng cao sẽ không thoát khỏi việc bị chính phủ các nước can thiệp vào công tác quản lý, hay cụ thể hơn là đưa vào quỹ đạo pháp lý. Lúc này, BTC sẽ khó tránh khỏi việc mất đi một số tính chất đặc thù. Cũng rất có thể bị biến thành một loại tiền tệ như bao loại tiền tệ khác từ trước đến nay.
  • Bitcoin dần trở thành tài sản lưu trữ thay vì là một mạng lưới chuyển tiền: Tốc độ giao dịch chậm, phí giao dịch cao đang là vấn đề nhức nhối trên mạng Bitcoin. Vì là đồng tiền mã hóa tiên phong nên BTC đã và đang là đồng tiền có độ nhận diện cao và dẫn đầu. Song hầu hết người nắm giữ BTC ít thực hiện giao dịch, thay vào đó họ chỉ nắm giữ BTC như một tài sản lưu trữ. Điều này tạo tiền đề cho hàng loạt các dự án blockchain khác ra đời với tuyên ngôn thay thế Bitcoin. 

Lưu trữ BTC ở đâu?

Bitcoin không có hình thái cụ thể như các loại tiền tệ khác. Vậy, làm cách nào để chủ sở hữu BTC có thể lưu trữ và kiểm soát đồng tiền điện tử này?

Bạn có thể lưu trữ BTC trong Ví Bitcoin. Chiếc ví đó được xem như là một tài khoản Bitcoin, tương tự như tài khoản ngân hàng hay email. 

Mỗi ví Bitcoin sẽ bao gồm Bitcoin Address (giống như tên chủ sở hữu và số tài khoản của thẻ ngân hàng) và Private Key (giống như mật khẩu của tài khoản ngân hàng). Bằng Private Key, người dùng có thể truy cập vào Ví Bitcoin của mình. Dựa trên Bitcoin Address, người dùng dễ dàng chuyển Bitcoin cho người khác một cách an toàn.

Một số ví Bitcoin uy tín đang được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:

  • Ví Exodus
  • Ví Trust Wallet
  • Ví Binance
  • Ví Ledger Nano S
  • Ví Coinbase
  • Ví Cool Wallet S
  • Ví Trezor
  • Ví Electrum
  • Ví Blockchain

Kết luận

Trên đây là các thông tin chi tiết liên quan đến đồng Bitcoin. Hy vọng qua bài viết, mọi người đã biết được bitcoin là gì cũng như có thêm được nhiều thông tin hữu ích cho các kế hoạch đầu tư sắp tới. 

8th Street Grille
Chuyên gia Forex
Đánh giá bài viết
5/5 - (1 bình chọn)