Call Margin là gì? Làm gì khi bị Call Margin? Cách phòng tránh
Call Margin là điều mà không một nhà đầu tư nào mong muốn gặp phải trong quá trình giao dịch forex. Bởi khi nhận được cuộc gọi này là nhà đầu tư đang phải đối mặt với nguy cơ thanh lý tài khoản. Vậy call margin là gì? xử lý thế nào khi gặp phải call margin? Cùng theo dõi bài viết của 8th Street Grille để tìm cách giải quyết nhé!
Nội dung
Call Margin là gì?
Call Margin hay còn được gọi là lệnh gọi ký quỹ. Đây là trường hợp mà nhà đầu tư nhận được cuộc gọi từ sàn thông báo các lệnh của bạn đang có nguy cơ bị thanh lý toàn bộ hoặc một số lệnh.
Margin call xảy ra khi mức ký quỹ (margin level) giảm xuống đến tỷ lệ mà sàn quy định. Tùy từng sàn sẽ quy định mức margin call khác nhau. Tuy nhiên, đều sẽ giao động từ 60 – 100%. Khi nhận được margin call nhà đầu tư cần phải có biện pháp can thiệp. Nếu không khi margin level giảm xuống mức Stop out lệnh của nhà đầu tư sẽ bị thanh lý tự động mà không cần báo trước.
Lệnh gọi ký quỹ call margin có thể được xem là một động thái của sàn để bảo vệ nhà đầu tư, hạn chế rủi ro, thua lỗ. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư không đặt lệnh cắt lỗ.
Khi nào bị Call Margin?
Nhà đầu tư sẽ nhận được call margin khi mức ký quỹ margin level giảm xuống dưới một tỷ lệ cho phép của sàn. Hay hiểu đơn giản hơn, call margin xảy ra khi tỷ lệ vốn thực có giảm xuống thấp hơn mức ký quỹ sử dụng.
Margin level sẽ được tính bằng công thức:
Margin Level = Vốn chủ sở hữu / ký quỹ sử dụng x 100%
Tùy từng sàn sẽ quy định mức margin call khác nhau. Do đó, muốn biết khi nào sẽ bị margin call thì bạn cần phải truy cập vào sàn để tìm hiểu.
Ví dụ: Bạn có 1000$ và muốn mở vị thế Buy 1 lot EUR/USD. Đòn bẩy bạn sử dụng là 1: 200 nên mức ký quỹ sàn yêu cầu là 500$ và bạn còn lại 500$ là vốn khả dụng.
Khi này margin level của bạn sẽ là (1000/500)*100% = 200%.
Bạn kỳ vọng giá tăng, tuy nhiên thị trường lại đi ngược lại với kỳ vọng khiến cho tiền vốn của bạn giảm xuống liên tục khiến bạn thua lỗ 500$. Khi này vốn chủ sở hữu của bạn chỉ còn 500$ và margin level của bạn còn (500/500)*100% = 100%. Trong khi sàn quy định margin call là 100%. Lúc này bạn sẽ nhận được cuộc gọi từ sàn.
Làm gì khi bị Call Margin
Khị giao dịch trên thị trường Forex bất cứ nhà đầu tư nào cũng sẽ gặp phải call margin ít nhất 1 lần. Đối với các nhà đầu tư mới, chưa có kinh nghiệm thường rơi vào trạng thái hoang mang, không biết xử lý như thế nào. Cho nên chúng tôi sẽ chia sẻ 2 cách giải quyết khi gặp phải call margin như sau:
- Thứ nhất, nhà đầu tư nạp thêm tiền vào tài khoản để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, từ đó cũng sẽ tăng margin call.
- Thứ 2, nếu bạn không muốn nạp thêm tiền vào tài khoản thì có thể đóng, thanh lý một hoặc một vài lệnh xấu. Việc làm này làm giảm mức ký quỹ sử dụng để đưa margin level về mức cho phép.
Cách phòng tránh bị Margin Call
Cách khắc phục call margin tương đối đơn giản, tuy nhiên, việc khắc phục thường mất một khoảng thời gian nhất định, bỏ lỡ nhiều cơ hội kiếm lời cho nhà đầu tư. Chính vì vậy, phòng còn hơn tránh. Bạn nên có những giải pháp cụ thể để hạn chế, phòng tránh trước khi call margin. Cách phòng tránh call margin bao gồm:
- Không lựa chọn mức đòn bẩy quá cao
Điều đầu tiên các trader cần lưu ý là không nên lựa chọn mức đòn bẩy quá cao. Bởi vì, mức đòn bẩy quá cao sẽ khiến cho nguồn vốn chủ sở hữu giảm đáng kể khi thị trường đi ngược với kỳ vọng. Mức đòn bẩy phù hợp mà các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn là từ 1:50 đến 1:100.
- Hạn chế giao dịch với khối lượng nhiều
Mỗi nhà đầu tư nên có kế hoạch giao dịch cụ thể, đặt mức cắt lỗ nằm trong khoảng có thể chấp nhận được (nằm trong khoảng bao nhiêu phần trăm so với nguồn vốn chủ sở hữu của mình). Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng thất thoát vốn cho những lần giao dịch tiếp theo.
Đặc biệt, trong trường hợp nhà đầu tư đặt lệnh với khối lượng quá lớn hoặc thực hiện nhiều lệnh nhỏ cùng lúc mặc dù đang lỗ sẽ khiến cho mức ký quỹ cần sử dụng tăng cao, khiến cho tài khoản của bạn bị call margin. Vì vậy, các nhà đầu tư cân nhắc không nên giao dịch với khối lượng quá lớn.
- Luôn đặt cắt lỗ
Stop loss là công cụ giúp giảm thiểu rủi ro khá hiệu quả. Cho nên, bất cứ giao dịch nào trader cũng phải luôn đặt cắt lỗ. Mức cắt lỗ này được đặt tùy theo mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có thể chịu được cho mỗi lệnh.
Kết luận
Trên đây, chúng tôi đã tổng hợp và cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về call margin là gì, khi nào thì bị call margin, cách giải quyết và cách khắc phục cụ thể. Bạn hãy tham khảo thật kỹ để giúp tài khoản của mình được an toàn hơn nhé.