Chỉ báo MFI (Money Flow Index) là gì? Cách giao dịch với MFI

8th Street Grille
Đăng ngày: 10/11/2022 - Cập nhật: 2:02 PM - 02/12/2022

RSI là chỉ báo dùng để xác định xu hướng và điểm đảo chiều tiềm năng. Tuy nhiên, công cụ này lại có nhược điểm là không có yếu tố khối lượng giao dịch, mà trong thực tế yếu tố này rất quan trọng. Chính vì thế, chỉ báo MFI (Money Flow Index) đã ra đời để tận dụng hết ưu điểm của RSI và khắc phục hạn chế của chỉ báo này. Vậy cụ thể, MFI là gì? Cách giao dịch với chỉ báo MFI như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Chỉ báo MFI là gì?

Chỉ báo MFI viết tắt của Money Flow Index, một chỉ báo dòng tiền thuộc vào nhóm chỉ báo dao động, được phát triển bởi Gene Quong và Avrum Soudark. Chỉ báo này sử dụng dữ liệu giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để xác định vùng quá bán, quá mua, tín hiệu đảo chiều và xác định xu hướng đang diễn ra. Tuy nhiên, MFI không quá mạnh trong việc xác định xu hướng.

chi bao mfi

MFI được phát triển dựa trên chỉ báo sức mạnh tương đối RSI, nhưng được bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch. Cha đẻ của chỉ báo này cho tăng, khi thị trường tạo đỉnh/đáy thì khối lượng giao dịch tại đó cũng sẽ tăng. Nên nếu chỉ dựa vào sự thay đổi của giá thì không thể phản ánh chính xác bức tranh toàn cảnh thị trường.

Vì thế, một số nhà phân tích gọi MFI là RSI trọng số theo khối lượng. MFI đã góp phần hoàn thiện chỉ báo RSI và cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về thị  trường và nhận biết dấu hiệu “cá mập”.

Công thức tính chỉ số MFI

Công thức tính chỉ báo MFI như sau:

MFI = 100 – [100 / (1+MR)]

Trong đó: MR là Money Ratio – tỷ lệ dòng tiền và được tính bằng công thức MR = MF (+,14) / MF (-,14)

  • MF = {(High + Low + Close) / 3} * Volume
  • High, Low, Close là mức giá cao nhất, giá thấp nhất và giá đóng cửa. 
  • Volume là khối lượng giao dịch mỗi phiên.
  • MF (+,14) là tổng dòng tiền dương chu kỳ 14 và MF (-,14) là tổng dòng tiền âm chu kỳ 14.

Nếu giá đóng cửa cao hơn phiên giao dịch trước đó thì MF dương. Ngược lại, nếu giá đóng cửa thấp hơn phiên giao dịch trước đó thì MF âm

Ý nghĩa của chỉ báo dòng tiền MFI

MFI là RSI trọng số theo khối lượng, nên những thông tin mà chỉ báo này cung cấp cũng không hề kém cạnh so với RSI. Cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của chỉ báo MFI ngay sau đây nhé!

Cung cấp bức tranh toàn cảnh thị trường

Chỉ báo MFI luôn dao động trong phạm vi từ 0 – 100. 

  • Khi MFI tăng và tiến về 100, cho thấy lực mua tăng, phe mua đang chiếm ưu thế trên thị trường.
  • Khi MFI giảm, tiến về 0, cho thấy lực bán tăng, phe bán đang chiếm ưu thế trên thị trường.

Xác định vùng quá bán, quá mua

Trên thực tế, trường hợp MFI = 0 hoặc MFI = 100 rất hiếm, nên trader thường lựa chọn mức 20 -80 để xác định các vùng quá mua, quá bán.

  • MFI < 20, thị trường đang trong vùng quá bán. Nếu thị trường đang trong xu hướng giảm, thì khả năng sắp có đợt điều chỉnh tăng hoặc đảo chiều xu hướng sang tăng.
  • MFI > 80, thị trường đang trong vùng quá mua. Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng, thì khả năng sắp có đợt điều chỉnh giảm hoặc đảo chiều xu hướng sang giảm.

y nghia cua chi bao mfi

Cung cấp tín hiệu đảo chiều

Cũng như các chỉ báo dao động khác, trader có thể dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa đường giá và MFI để xác định tín hiệu đảo chiều. Từ đó, có kế hoạch vào lệnh Buy/Sell đón đầu xu hướng mới.

Cách cài đặt Money Flow Index

Để cài đặt chỉ số dòng tiền MFI, trader có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Vào phần mềm MT4/MT5, mở biểu đồ của cặp tiền cần phân tích.
  • Bước 2: Chọn mục Insert trên thanh ngang => Chọn Indicator => Volumes => Chọn Money Flow Index. 
  • Bước 3: Điền thông số của chỉ báo trong hộp Parameters/Levels/Scale/Visualization.

cai dat chi so dong tien MFI

Trong đó, mục quan trọng nhất đó là Parameters.

  • Period: Chu kỳ mặc định của MFI là 14, trader có thể điều chỉnh chu kỳ để phù hợp với chiến lược của bản thân.
  • Style: Chỉnh sửa màu sắc, độ dày mỏng của đường MFI hiển thị trên biểu đồ.

Trong mục Levels, 2 đường giới hạn để xác định các vùng quá mua và quá bán là  20 và 80. Nếu trader muốn chỉnh sửa hai đường giới hạn này thì chỉ cần nhấp đúp vào thay đổi hoặc thêm số trong mục Add là xong. Hai mục Scale/Visualization trader có thể cài mặc định và ấn “OK” là xong. 

cai dat mfi tren mt4

Cách sử dụng chỉ báo MFI

Để trader có thể sử dụng chỉ báo MFI một cách hiệu quả, sau đây 8th Street Grille sẽ hướng dẫn cách giao dịch với chỉ báo MFI trong giao dịch forex. Cụ thể như sau:

1. Dùng MFI để xác định xu hướng giá

Cách xác định xu hướng giá bằng MFI khá đơn giản, trader chỉ cần thêm vào biểu đồ đường 50 để xác định xu hướng. Theo đó:

  • Nếu thấy MFI dịch chuyển bên trên ngưỡng 50, cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng.
  • Nếu thấy MFI dịch chuyển bên dưới ngưỡng 50, cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm.

cach su dung mfi

2. Giao dịch dựa vào tín hiệu quá bán, quá mua

Với chiến lược này trader sẽ tím kiếm các giao dịch thuận xu hướng: Buy trong xu hướng tăng và Sell trong xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc đầu tiên trader cần làm đó là xác định xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường và đà tăng/giảm này vẫn còn đang mạnh.

Tín hiệu Buy:

Xu hướng chính là Uptrend và đà tăng vẫn còn mạnh. Chỉ báo MFI < 20, thị trường đang trong vùng quá bán, dự báo đoạn điều chỉnh giảm chuẩn bị kết thúc và giá tiếp tục tăng theo xu hướng chính. Khi đó trader sẽ vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh Buy: Tại đáy của vùng giảm điều chỉnh trùng với tín hiệu quá bán
  • Đặt stop loss bên trên đỉnh gần nhất, chốt lời theo tỷ lệ R:R của trader.

giao dich voi chi bao MFI

Tín hiệu Sell:

Xu hướng chính là Uptrend và đà giảm vẫn còn mạnh. Chỉ báo MFI > 80, thị trường đang trong vùng quá mua, dự báo đoạn điều chỉnh tăng chuẩn bị kết thúc và giá sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng chính ban đầu.

  • Vào lệnh Sell tại đỉnh của vùng tăng điều chỉnh trùng với tín hiệu quá mua.
  • Điểm cắt lỗ bên dưới đáy gần nhất, chốt lời theo tỷ lệ R:R của trader.

3. Giao dịch đảo chiều với tín hiệu phân kỳ MFI 

Dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa MFI và đường giá, trader có thể tìm kiếm các giao dịch đảo chiều tiềm năng. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định xu hướng giá

Để giao dịch đảo chiều, trader cần phải xác định xu hướng chính đang diễn ra và xác nhận xu hướng đó đã có dấu hiệu suy yếu khi không tuân theo cấu trúc cơ bản: đỉnh sau cao hơn đỉnh trước đối với xu hướng tăng hoặc đáy sau thấp hơn đáy trước với xu hướng giảm.

Bước 2: Nhận định tín hiệu

+ Tín hiệu Sell:

  • Xu hướng hiện tại là Uptrend, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu.
  • Xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm giữa MFI và giá: Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MFI lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây là tín hiệu dự báo giá chuẩn bị đảo chiều tăng sang giảm.

giao dich dua vao phan ky MFI va gia

+ Tín hiệu Buy:

  • Xu hướng hiện tại là Downtrend, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu.
  • Xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa MFI và giá: Giá tạo đáy sau cao hơn đáy trước, nhưng MFI lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là tín hiệu dự báo giá chuẩn bị đảo chiều giảm sang tăng.

Bước 3: Thực hiện lệnh

  •  Điểm vào lệnh: Theo nến tín hiệu màu đỏ/xanh xác định đà giảm/tăng giá tại vùng tranh chấp giá quan trọng. 
  • Cắt lỗ, chốt lời tương tự theo những chiến lược giao dịch bên trên.

Kết luận

Money Flow Index tuy bổ sung thêm yếu tố khối lượng giao dịch, nhưng cũng như các chỉ báo khác MFI vẫn có độ nhiễu nhất định do sử dụng dữ liệu trong quá khứ. Vì thế, khi sử dụng chỉ báo MFI trader nên kết hợp với các công cụ phân tích khác để tăng xác xuất thành công.

Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này, đã giúp trader hiểu rõ chỉ báo MFI là gì và có thêm công cụ để phân tích kỹ thuật Forex. Hãy luyện tập thành thạo các chiến thuật và tự tìm ra phong cách giao dịch riêng cho bản thân mình nhé!

8th Street Grille
Chuyên gia Forex
Đánh giá bài viết