Đòn bẩy tài chính là gì? Ý nghĩa và công thức tính Leverage
Đòn bẩy tài chính là một trong những công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư gia tăng tài sản của mình nhanh chóng trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi có thể đánh bay tài khoản của nhà đầu tư bất cứ lúc nào, nên đòi hỏi nhà đầu tư phải thực sự hiểu rõ về nó. Cùng 8th Street Grille tìm hiểu đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính và ý nghĩa của Leverage trong Forex dưới đây nhé!
Nội dung
Đòn bẩy tài chính là gì?
Đòn bẩy tài chính hay đòn bẩy nợ (leverage/gearing) là bất kỳ việc doanh nghiệp/chủ đầu tư sử dụng nợ (tiền đi vay) để mua tài sản thay vì vốn chủ sở hữu, với kỳ vọng rằng lợi nhuận sau thuế sẽ vượt số tiền đi vay (thường là bội số).
Nguồn gốc của thuật ngữ đòn bẩy tài chính được lấy từ đòn bẩy trong vật lý. Đây chính là công cụ giúp khuếch đại một lực đầu vào tương đối nhỏ thành một lực đầu ra tương ứng lớn hơn.
Khi sử dụng đòn bẩy người cho vay sẽ đặt ra giới hạn về mức đòn bẩy cho phép và sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải thế chấp tài khoản mới được vay. Trong Forex, thì tài sản thế chấp chính là mức ký quỹ cho mỗi giao dịch.
Đòn bẩy có thể giúp nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận nhưng các khoản lỗ cũng tăng theo gấp bội theo mức đòn bẩy mà nhà đầu tư lựa chọn. Do đó, nhà đầu tư cũng cần phải lựa chọn đòn bẩy theo mức rủi ro mà bản thân có thể chịu được.
Ý nghĩa của đòn bẩy trong forex
Trong forex thì bất cứ giao dịch nào cũng phải sử dụng đến đòn bẩy. Bởi biến động thị trường Forex khá thường xuyên nhưng biến động này lại rất nhỏ. Nếu giao dịch với khối lượng nhỏ thì lợi nhuận thu được không được là bao, cho nên việc sử dụng đòn bẩy để khuếch đại tài sản là cần thiết. Tại sao lại cần thiết thì sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của công cụ này:
- Đòn bẩy trong forex giúp mở ra cơ hội đầu tư lớn hơn: Với nguồn kinh phí hạn hẹp, nhà đầu tư có thể sử dụng công cụ đòn bẩy để huy động số vốn lớn hơn. Từ đó, có thể gia tăng lợi nhuận thu về cho mình.
- Đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư có thể phân bổ nguồn vốn một cách có hiệu quả: Nguồn vốn hiện có của nhà đầu tư sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần sau đó sử dụng đòn bẩy cho từng phần. Như vậy, trader có thể thu về nguồn lợi nhuận lớn hơn đồng thời cũng phân tán được rủi ro khi bỏ toàn bộ số vốn mình đang có vào 1 cặp tiền tệ duy nhất.
Công thức tính đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính ký hiệu bằng DFL và được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- DFL: Mức đòn bẩy tài chính
- EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS: Lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Sau khi có thêm khoản lãi vay, ký hiệu là “I”, công thức tính đòn bẩy tài chính được viết lại như sau:
Trong đó:
- Q: Số lượng sản phẩm
- p: Giá bán sản phẩm
- v: Chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm
- F: Chi phí cố định (không bao gồm khoản lãi vay)
- I: Khoản lãi vay phải trả
Lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính trong forex
Đòn bẩy tài chính là công cụ hữu hiệu giúp nhà đầu tư khuếch đại tài sản của mình. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng thì đây cũng có thể là con dao hai lưỡi đẩy nhà đầu tư đến gánh nặng nợ nần.
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong quá trình sử dụng đòn bẩy forex để giao dịch, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý sau đây:
- Linh động sử dụng đòn bẩy dựa theo kinh nghiệm của bản thân. Nếu là một người mới, bạn chỉ nên sử dụng mức đòn bẩy thấp để từ từ làm quen với thị trường và hạn chế rủi ro. Mức đòn bẩy bạn lựa chọn nên không quá 1:100. Đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn, mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, bạn có thể lựa chọn sử dụng mức đòn bẩy lớn hơn, từ 1:200 trở lên.
- Khi giao dịch với đòn bẩy trader luôn phải nhớ đặt mức stop loss và take profit phù hợp, giao dịch khối lượng nằm trong chiến lược đầu tư của mình để tránh trường hợp thua lỗ quá nhiều, cháy tài khoản.
Kết luận
Ở trên là những kiến thức cần thiết về đòn bẩy tài chính trong forex. Công cụ này vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là rủi ro cho các nhà đầu tư. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc thật kỹ, lựa chọn mức đòn bẩy phù hợp để thu về mức lợi nhuận tốt nhất cho mình nhé.