Đường EMA là gì? Cách cài đặt và sử dụng đường EMA
Trong nhóm chỉ báo đường trung bình MA có 3 loại phổ biến là SMA, EMA, WMA, trong đó EMA là đường trung bình có cách tính phức tạp nhưng bám sát hành động giá hơn cả. Trong bài viết này, 8th Street Grille sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ đường EMA là gì? Cách cài đặt và sử dụng đường EMA trong giao dịch forex hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi!
Nội dung
Đường EMA là gì?
Đường EMA (Exponential Moving Average) hay còn gọi là đường trung bình động hàm mũ, đường trung bình luỹ thừa… Đây là một trong những đường MA được tính toán dựa theo cấp số nhân, có phản ứng khá nhạy với từng biến động nhỏ và bám sát hành động giá nhất so với các đường trong nhóm MA.
EMA có phản ứng rất nhạy trong khung thời gian ngắn hạn, nên có thể giúp nhà đầu tư phải ứng kịp thời trước những biến động bất ngờ. Bên cạnh đó, đường EMA cũng đóng vai trò như một ngưỡng hỗ trợ, kháng cự động giúp nhà đầu tư xác định xu hướng giá, điểm vào lệnh tiềm năng.
Các đường EMA quan trọng
Tuỳ theo từng khung thời gian phân tích, đường EMA được chia thành nhiều loại khác nhau như: EMA9, EMA12, EMA20, EMA100…. Các đường EMA này sẽ được phân thành 3 nhóm sau:
- EMA ngắn hạn: Là các đường EMA có chu kỳ nhỏ như EMA5, EMA9, EMA12… , phù hợp với các trader theo trường phái lướt sóng, day trader hoặc giao dịch trên những khung thời gian nhỏ,
- EMA trung hạn: Là các đường EMA có chu kỳ lớn hơn như: EMA25, EMA50, EMA 75…, phù hợp với những trader giao dịch trên những khung thời gian lớn hoặc có thời gian giữ lệnh lên tới vài tuần.
- EMA dài hạn: Là các đường EMA có chu kỳ lớn nhất như: EMA200, EMA300, EMA500…, phù hợp với những trader có thời gian giữ lệnh từ vài tháng cho đến vài năm.
Ngoài ra, người ta cũng chia đường EMA thành 2 loại là: EMA chậm và EMA nhanh.
- EMA chậm: Là những đường EMA có chu kỳ lớn như: EMA 50, EMA91, EMA100, EMA200…, chậm hơn hành động giá và tín hiệu phá vỡ có phần chính xác hơn.
- EMA nhanh: Là những đường EMA bám sát hành động giá, nhưng xuất hiện nhiều tín hiệu phá vỡ, gây nhiễu. Một số đường EMA nhanh phổ biến như: EMA9, EMA12, EMA2, EMA21….
Việc kết hợp 2 loại EMA này mang đến cho trader tín hiệu chính xác hơn về diễn biến giá trên thị trường. Đường EMA chậm có thể xác nhận xu hướng. Hai đường EMA giao cắt có thể cung cấp tín hiệu để trader vào lệnh.
EMA có ý nghĩa gì trong PTKT?
Việc nắm rõ ý nghĩa của đường EMA sẽ giúp trader sử dụng linh hoạt trong quá trình phân tích. Sau đây là một số ý nghĩa quan trọng của đường EMA mà trader cần nắm rõ:
Nhận biết xu hướng đang diễn ra
Hướng dịch chuyển của đường EMA phản ánh hướng di chuyển của hành động giá trên biểu đồ. Việc nắm rõ xu hướng chính của thị trường, sẽ giúp trader thực hiện được các giao dịch thuận xu hướng hiệu quả hơn.
- Sử dụng đường EMA20 để nhận biết xu hướng thị trường trên các khung thời gian nhỏ như M5, M15..
- Sử dụng đường EMA50 hoặc EMA100 để xác định xu hướng trên các khung thời gian trung hạn như: H1, H4.
Nếu giá nằm phía trên đường EMA, cho thấy xu hướng đang diễn ra là Uptrend, ngược lại nếu giá nằm phía dưới đường EMA thì xu hướng chính đang diễn ra là Downtrend.
Tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời
Trader hoàn toàn có thể xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời dựa vào tín hiệu giao cắt giữa 2 đường EMA nhanh và EMA chậm.
- Nếu 2 đường EMA nhanh và chậm giao cắt nhau theo chiều hướng lên, trader có thể tìm kiếm lệnh Buy.
- Nếu 2 đường EMA nhanh và chậm cắt nhau theo chiều hướng xuống, trader có thể tìm kiếm lệnh Sell.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với chiến lược giao dịch thuận xu hướng và xu hướng hiện tại vẫn còn khá mạnh. Ngoài xác định điểm vào lệnh, trader còn có thể tìm điểm cắt lỗ, chốt lời hợp lý như sau:
- Điểm cắt lỗ: SL bên dưới đường EMA chậm đối với lệnh Buy và bên trên đường EMA chậm đối với lệnh Sell.
- Điểm chốt lời: Đối với lệnh Buy, khi 2 đường EMA lại xuất hiện tín hiệu giao cắt nhưng hướng xuống và khi 2 đường EMA giao cắt hướng lên trên đối với lệnh Sell.
Đóng vai trò như đường hỗ trợ, kháng cự động
Cũng như các đường MA khác, đường EMA cũng đóng vai trò là đường hỗ trợ kháng cự động. Theo đó, trong xu hướng tăng khi giá điều chỉnh giảm và chạm vào đường EMA sẽ có xu hướng bật lên và ngược lại đối với xu hướng giảm, giá sẽ có xu hướng bật xuống khi chạm vào đường EMA.
Cách cài đặt đường EMA
EMA là chỉ báo thông dụng và được sử dụng thường xuyên, nên đã được tích hợp sẵn trong các nền tảng giao dịch phổ biến như MT4, MT5 và tradingview. Vì thế, khi muốn sử dụng trader chỉ cần kích hoạt trong phần cài đặt. Các bước cài đặt đường EMA sẽ được hướng dẫn sau đây:
Cài đặt EMA trên MT4
Bước 1: Vào nền tảng MT4 và mở biểu đồ của cặp tiền cần phân tích.
Bước 2: Vào mục “Insert” trên thanh công cụ nằm ngang, sau đó chọn “Indicator” => Chọn “Trend” => Chọn “Moving Average”.
Bước 3: Điền các thông số trong hộp lệnh:
Trong mục Parameters, trader sẽ cài đặt như sau:
- Period: Chu kỳ của đường EMA. Tùy thuộc vào khung thời gian phân tích trader sẽ lựa chọn chu kỳ phù hợp.
- Method: Chọn Exponential Moving Average
- Apply to: Chọn Close (mức giá đóng cửa)
- Style: Chọn màu sắc và loại đường hiển thị đường EMA trên biểu đồ.
Nếu muốn thêm nhiều đường EMA, trader có thể thêm tại mục Levels, còn mục Visualization dùng để lựa chọn khung thời gian muốn giao dịch. Mục này trader có thể để mặc định.
Bước 4: Sau khi cài đặt các thông số trên, trader sẽ nhấp OK để hoàn thành.
Cài đặt EMA trên Tradingview
Tradingview là một trong những nền tảng phân tích được nhiều trader ưa chuộng vì giao diện đơn giản, đa dạng chỉ báo. Đặc biệt chỉ riêng EMA tại tradingview cũng sẽ có nhiều chiến lược cho trader lựa chọn. Để cài đặt EMA trên tradingview trader có thể làm như sau:
- Bước 1: Truy cập trang tradingview.com, sau đó chọn biểu đồ và cặp tiền muốn phân tích
- Bước 2: Trên thanh ngang nhấp chọn các chỉ báo, sau đó gõ tìm kiếm EMA hoặc đường trung bình luỹ thừa.
- Bước 3: Chọn “đường trung bình lũy thừa” mà tradingview gợi ý.
- Bước 4: Cài đặt các thông số của đường EMA tại biểu tượng setting.
Cách sử dụng đường EMA
EMA phản ứng rất nhạy với các hành động giá ngắn hạn nên sẽ là công cụ ưa thích của các trader giao dịch ngắn hạn. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số chiến lược giao dịch với đường EMA.
Giao dịch EMA cùng đường giá
Đối với chiến lược này, trader sẽ tìm kiếm các lệnh giao dịch thuận xu hướng. Tức là sẽ tìm kiếm lệnh Buy trong xu hướng uptrend và lệnh Sell trong xu hướng downtrend. Cách thực hiện như sau:
Xu hướng tăng
Trong xu hướng tăng, trader sẽ tìm kiếm lệnh Buy khi hành động giá nằm trên đường EMA và vào lệnh Buy khi giá điều chỉnh giảm chạm vào đường EMA sau đó bật lên. Sử dụng đường EMA nào sẽ phụ thuộc vào khung thời gian phân tích và giao dịch của trader.
Tuy nhiên, trader cần ghi nhớ đường EMA nhạy với giá hơn trên những khung thời gian nhỏ, nhưng dễ xuất hiện nhiều tín hiệu nhiễu. Còn tín hiệu mà đường EMA cung cấp trên khung thời gian lớn sẽ tin cậy hơn.
Cách vào lệnh như sau:
- Vào lệnh: Tại cây nến xanh sau khi giá chạm vào đường EMA và bật lên.
- Cắt lỗ: Bên dưới đường EMA vài pip
- Chốt lời: Theo tỷ lệ R:R là 1: 2 hoặc 1: 3
Xu hướng giảm
Trong xu hướng giảm, trader sẽ tìm kiếm lệnh Sell khi điều chỉnh tăng chạm vào đường EMA và bật xuống. Cách vào lệnh như sau:
- Vào lệnh: Tại cây nến đỏ khi giá chạm vào đường EMA và bật xuống.
- Cắt lỗ: Bên trên đường EMA vài pip.
- Chốt lời: Theo tỷ lệ R:R là 1: 2 hoặc 1: 3
Giao dịch breakout với đường EMA
Giao dịch breakout với đường EMA cũng là một trong những chiến lược được nhiều trader lựa chọn, bởi lợi nhuận mang lại khá cao. Tuy nhiên phương pháp này cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nếu gặp phải những cú breakout giả, nên khi giao dịch trader cần phải thận trọng.
Buy khi giá phá vỡ xu hướng giảm
Chiến lược này được thực hiện khi xu hướng chính là Downtrend, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu khi thất bại trong việc tạo đỉnh/đáy sau thấp hơn đỉnh/đáy trước. Tiếp theo, trader sẽ chờ đợi giá breakout khỏi đường EMA để vào lệnh. Nếu cây nến phá vỡ là nến Marubozu thì tín hiệu càng chính xác. Cách vào lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout khỏi đường EMA.
- Cắt lỗ bên dưới đáy gần nhất, chốt lời theo tỷ lệ R: R là 1: 2 hoặc 1: 3
Ngoài cách vào lệnh ngay khi giá breakout, trader cũng có thể chờ giá quay lại retest đường EMA rồi mới vào lệnh. Chiến lược này sẽ giúp trader tránh được các phá vỡ giả, nhưng nếu giá không quay lại retest trader sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh đẹp.
Sell khi giá phá vỡ xu hướng tăng
Chiến lược này được thực hiện khi xu hướng chính là Uptrend, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu. Lúc này, trader sẽ chờ giá breakout khỏi đường EMA để tiến hành vào lệnh.
- Điểm vào lệnh: tại cây nến phá vỡ đường EMA hoặc quay lại retest vùng phá vỡ.
- Điểm cắt lỗ bên trên đỉnh gần nhất, chốt lời theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader.
Giao dịch theo tín hiệu giao cắt của EMA nhanh và chậm
Đối với phương pháp này trader sẽ sử dụng một đường EMA nhanh (chu kỳ ngắn) và một đường EMA chậm (chu kỳ dài). Khi 2 đường EMA này giao cắt nhau sẽ là cơ hội để trader tiến hành vào lệnh. Cách vào lệnh như sau:
Đối với lệnh Buy
- Điểm vào lệnh: Khi đường EMA nhanh và đường EMA chậm giao cắt nhau hướng lên trên. Điểm vào lệnh là tại cây nến xanh trùng với khu vực giao cắt.
- Cắt lỗ: Đáy gần điểm giao cắt nhất
- Chốt lời: Tương tự như các phương pháp trên
Đối với lệnh Sell
- Điểm vào lệnh: Hai đường EMA giao cắt nhau (đường EMA nhanh cắt xuống dưới đường EMA chậm) hướng xuống. Điểm vào lệnh tại mức giá đóng cửa của cây nến đỏ trùng với vùng giao cắt.
- Cắt lỗ: Tại đỉnh gần nhất so với điểm giao cắt
- Chốt lời: Tương tự các phương pháp trên.
Giao dịch EMA cùng với một số chỉ báo khác
EMA cũng như mọi công cụ khác đều có sai số nhất định, cho nên không phải lúc nào tín hiệu từ EMA cũng chính xác 100%. Do đó, chúng tôi luôn khuyến khích trader nên kết hợp với các công cụ và chỉ báo khác để xác định điểm vào lệnh.
Do EMA đóng vai trò như một đường hỗ trợ, kháng cự mạnh, nên trader có thể kết hợp với các chỉ báo động lượng như: RSI, MACD, Stoch. Những chỉ báo này sẽ giúp trader xác nhận xu hướng có thật sự đảo chiều hay không để tránh break out giả.
Ngoài ra, tại đường EMA xuất hiện các cây nến đảo chiều, tiếp diễn hay các mô hình giá thì tín hiệu sẽ càng chính xác hơn. Cách giao dịch tương tự như các trường hợp trên nhưng trong trường hợp này trader sẽ phối kết hợp với tín hiệu từ các công cụ khác.
Một số lưu ý khi sử dụng EMA
EMA là một trong số những chỉ báo được trader khá ưa chuộng nhưng đây cũng không phải là công cụ hoàn hảo. Cho nên để thành công khi giao dịch trader cần lưu ý một số quy tắc dưới đây:
- EMA cũng như mọi chỉ báo khác là vẫn có độ trễ nhất định, do được tính toán dựa trên dữ liệu lịch sử giá.
- Khi giao dịch vào thời điểm giá biến động mạnh, trader nên sử dụng các đường chỉ báo nhanh. Nếu xác định xu hướng thì nên sử dụng các đường chỉ báo chậm.
- Không nên sử dụng quá nhiều đường EMA hoặc kết hợp quá nhiều chỉ báo sẽ khiến biểu đồ bị rối, trader khó quan sát hành động giá.
- Tùy thuộc vào khung thời gian phân tích và giao dịch, trader có thể lựa chọn chu kỳ đường EMA phù hợp.
- Không nên giao dịch chỉ dựa vào một mình tín hiệu từ đường EMA, mà cần phải phối kết hợp với các công cụ khác.
- Luôn tuân thủ quy tắc quản lý vốn, rủi ro và không bao giờ được quên cắt lỗ, chốt lời cho mỗi lệnh.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về đường trung bình luỹ thừa (EMA) từ khái niệm đường EMA là gì, đặc điểm, ý nghĩa, cho đến cách sử dụng. Mong rằng có thể giúp trader có thêm kiến thức và tín hiệu giao dịch. Hãy luyện tập thật thường xuyên và tự kiểm định lại các phương pháp này nhé!