Đường SMA là gì? Phương pháp giao dịch với đường SMA

8th Street Grille
Đăng ngày: 22/10/2022 - Cập nhật: 4:38 PM - 30/11/2022

Đường trung bình động giản đơn SMA là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến, được nhiều trader tin dùng vì có thể loại bớt tín hiệu nhiễu trên những khung thời gian lớn. Trong bài viết này, 8th Street Grille sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ đường SMA là gì cũng như cách cài đặt và sử dụng đường SMA trong giao dịch forex hiệu quả.

Đường SMA là gì?

SMA viết tắt của Simple Moving Average đường trung bình động giản đơn. Đây là một trong những chỉ báo đầu tiên được sử dụng trên thị trường tài chính và cũng là công cụ cơ bản trong phân tích kỹ thuật. SMA chính là đường nối qua các điểm trung bình cộng của giá đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định, sau khi đã loại bảo các yếu tố bất thường.

duong sma la gi

Đường SMA có khả năng loại bỏ các tín hiệu nhiễu nên giúp trader xác định xu hướng dễ dàng và chính xác hơn. Tuy nhiên, vì SMA là đường trung bình chậm được tính toán dựa trên các dữ liệu giá trong quá khứ nên nó vẫn có độ trễ nhất định so với hành động giá.

SMA thường phát huy hiệu quả trên các khung thời gian cao, nên phù hợp với các trader theo trường phái swing trading và position trading. Nếu đường SMA càng thoải thì xu hướng hiện tại càng bền vững.

Các đường SMA phổ biến

Tuỳ theo chu kỳ tính toán, người ta sẽ chia SMA thành SMA ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Một số đường SMA được sử dụng thường xuyên trong phân tích kỹ thuật đó là:

  • SMA(10): đường trung bình được tính theo mức giá đóng của của 10 phiên giao dịch trước đó (10 ngày). 
  • SMA (14): đường trung bình 14, được tính toán dựa trên mức giá đóng cửa của 14 phiên giao dịch trước đó (14 ngày).
  • SMA(20): đường trung bình 20, được tính toán dựa trên mức giá đóng cửa của 20 phiên giao dịch trước đó (20 ngày). 
  • SMA(50): đường trung bình 50, được tính toán dựa trên mức giá đóng cửa của 50 phiên giao dịch trước đó (50 ngày). 
  • SMA(100): đường trung bình 100, được tính toán dựa trên mức giá đóng cửa của 100 phiên giao dịch trước đó (100 ngày).
  • SMA(200): đường trung bình 200, được tính toán dựa trên mức giá đóng cửa của 20 phiên giao dịch trước đó (200 ngày). 

cac duong sma quan trong

Trong đó, các đường SMA(10), SMA(14), SMA(20) thường được các trader theo trường phái Scalping hoặc giao dịch trong ngày sử dụng. Còn SMA (50), SMA(100), SMA(200) .. phù hợp với swing trader, position trader hoặc những trader giao dịch trên các khung thời gian lớn. 

Cách tính SMA

SMA được tính toán dựa trên công thức sau:

SMA = (P1 + P2 + P3 + … + Pn)/N

Trong đó: 

  • P1-Pn: mức giá đóng cửa  trong mỗi chu kỳ.
  • n: số ngày/phiên giao dịch hay chu kỳ biến động.

SMA được tính bằng cách tính trung bình cộng mức giá đóng cửa của n chu kỳ gần nhất. Nhìn vào công thức tính SMA trên, chúng ta đã hiểu được tại sao đường SMA lại có độ trễ so với hành động giá rồi phải không. Đó là do chúng được tính toán dựa trên dữ liệu giá đóng cửa trong quá khứ.

Hiện tại, đường SMA đã được tích hợp sẵn trên các nền tảng giao dịch, cho nên trader không cần phải tính toán mà có thể sử dụng luôn. Tuy nhiên, việc nắm rõ công thức tính SMA sẽ giúp trader hiểu được bản chất SMA.

Ý nghĩa của SMA trong PTKT

SMA là một trong số những chỉ báo phân tích kỹ thuật được nhiều anh em trader ưa chuộng. Để hiểu lý do tại sao, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của đường SMA trong phần dưới đây nhé!

  • Xác định xu hướng thị trường

Khi giá dịch chuyển bên trên đường SMA, cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng. Khi giá di chuyển bên dưới đường SMA ,cho thấy thị trường đang trong xu hướng đang giảm. Trường hợp cuối cùng, khi giá bám sát đường SMA cho thấy thị trường ít biến động, giá đi ngang.

  • Đóng vai trò là đường kháng cự, hỗ trợ động

Đường SMA đóng vai trò như đường kháng cự, hỗ trợ động. Khi giá chạm vào EMA sẽ có xu hướng bật lại và di chuyển theo xu hướng chính.

  • Tìm điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời

Dựa vào đặc điểm giá bật lại khi chạm vào đường SMA hay tín hiệu giao cắt giữa 2 đường SMA nhanh và chậm, trader hoàn toàn có thể xác định điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời tối ưu cho bản thân.

Hướng dẫn cài đặt SMA

Cách cài đặt SMA cũng tương tự như cài đặt đường EMA. Cụ thể như thế nào, mời nhà đầu tư tham khảo trong phần dưới đây của chúng tôi.

Cài đặt đường SMA trên MT4

Bước 1: Đăng nhập tài khoản trên MT4, chọn cặp tiền và biểu đồ muốn phân tích

Bước 2: Vào mục Insert => Chọn Indicators => Chọn Trend => Chọn Moving Average.

Bước 3: Cài đặt các thông số của đường EMA trong mục Parameters, Levels, Visualization. Trong đó, Parameters là mục quan trọng nhất.

cai dat duong sma

  • Period: Chọn chu kỳ phù hợp với khung thời gian phân tích.
  • Method: Chọn Simple – đường trung bình động giản đơn.
  • Apply to: Chọn Close – mức giá đóng cửa.
  • Style: Tuỳ chỉnh màu sắc hiển thị, độ dày mỏng của đường SMA trên biểu đồ. 

Bước 4: Sau cùng nhấn OK là đã hoàn thành việc cài đặt SMA trên MT4.

Cài đặt đường SMA trên Tradingview

  • Bước 1: Truy cập trang tradingview.com, chọn biểu đồ cần phân tích.
  • Bước 2: Vào  mục “các chỉ báo” trên thanh công cụ, gõ tìm kiếm SMA và chọn đường trung bình đơn giản.
  • Bước 3: Trader có thể linh hoạt chỉnh sửa chu kỳ, màu sắc, độ dày mỏng để phù hợp với bản thân.

Cách sử dụng đường SMA trong Forex

Như đã giới thiệu ở trên, SMA thuộc đường MA nên có thể dùng để xác định xu hướng và tìm kiếm điểm vào lệnh. Chi tiết về cách sử dụng SMA sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:

SMA đóng vai trò là hỗ trợ, kháng cự động

SMA đóng vai trò như một đường hỗ trợ, kháng cự động, khi giá điều chỉnh chạm vào SMA sẽ có xu hướng bật lại và di chuyển theo xu hướng chính. Cho nên, trader có thể tận dụng để tìm kiếm các giao dịch thuận xu hướng như sau:

Đối với xu hướng tăng

Trong xu hướng tăng, trader sẽ tìm kiếm lệnh Buy khi giá điều chỉnh giảm chạm vào đường SMA sau đó bật lên. Cách vào lệnh như sau:

  • Vào lệnh: Tại cây nến xanh sau khi giá chạm vào đường SMA và bật lên
  • Cắt lỗ: Bên dưới đường SMA vài pip 
  • Chốt lời: Theo tỷ lệ R:R là 1: 2 hoặc 1: 3

Cach giao dich voi duong sma

Đối với xu hướng giảm

Trong xu hướng giảm, trader sẽ tìm kiếm lệnh Sell khi giá điều chỉnh tăng chạm vào đường SMA và bật xuống. Cách vào lệnh như sau:

  • Vào lệnh: Tại cây nến đỏ sau khi giá chạm vào đường SMA và bật lại
  • Cắt lỗ: Bên trên đường SMA vài pip 
  • Chốt lời: Theo tỷ lệ R:R là 1: 2 hoặc 1: 3

Giao dịch khi SMA nhanh và chậm giao cắt

Dựa vào tín hiệu giao cắt giữa 2 đường SMA nhanh và chậm, trader cũng có thể tìm kiếm cơ hội vào lệnh tiềm năng. Lựa chọn đường SMA nhanh (chu kỳ nhỏ) và SMA chậm (chu kỳ lớn) nào sẽ phụ thuộc vào chiến lược của từng trader.

Cách giao dịch khi 2 đường SMA giao cắt nhau như sau:

Đối với lệnh Buy:

  • Điểm vào lệnh: Khi 2 đường SMA cắt nhau hướng từ dưới lên trên. Điểm vào lệnh là tại cây nến xanh trùng với khu vực giao cắt.
  • Cắt lỗ: Tại khu vực đáy gần điểm giao cắt nhất
  • Chốt lời: Theo tỷ lệ R: R vọng của trader

Đối với lệnh Sell

  • Điểm vào lệnh: Hai đường SMA giao cắt nhau hướng xuống. Điểm vào lệnh tại cây nến đỏ trùng với vùng giao cắt.
  • Cắt lỗ: Tại đỉnh gần nhất so với điểm giao cắt
  • Chốt lời: Theo tỷ lệ R: R vọng của trader

giao dich theo tin hieu giao cat cua duong sma

Kết hợp EMA với các chỉ báo khác 

Ngoài việc sử dụng riêng lẻ tín hiệu từ SMA, thì trader có thể kết hợp với các chỉ báo, công cụ khác để gia tăng xác suất thành công. Cụ thể, trader có thể kết hợp SMA giao cắt với chỉ số sức mạnh tương đối RSI hoặc MACD, chỉ báo ADX, mô hình giá… Hoặc kết hợp với các nến đảo chiều tại ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động

Tín hiệu thực hiện lệnh Buy

  • Các đường SMA giao cắt và hướng lên. 
  • RSI bước vào vùng quá bán (RSI<20), có thể tạo tín hiệu phân kỳ tăng với đường giá. 
  • MACD giao cắt hướng lên và biểu đồ histogram cũng chuyển dịch từ giảm sang tăng, đồng xác nhận tín hiệu. 

Tín hiệu thực hiện lệnh Sell:

  • Các đường SMA giao cắt và hướng xuống. 
  • RSI bước vào vùng quá mua (RSI>80), có thể tạo tín hiệu phân kỳ giảm với đường giá. 
  • MACD giao cắt hướng xuống và biểu đồ histogram cũng chuyển dịch từ tăng sang giảm, đồng xác nhận tín hiệu.

Kết luận

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ những thông tin chi tiết về đường SMA. Hy vọng thông qua bài viết, trader đã hiểu được đường SMA là gì, cách cài đặt và sử dụng đường SMA. Từ đó lựa chọn chiến lược giao dịch phù hợp với bản thân. Chúc các bạn thành công!

8th Street Grille
Chuyên gia Forex
Đánh giá bài viết