Kháng cự hỗ trợ là gì? Cách xác định hỗ trợ kháng cự chính xác
Kháng cự hỗ trợ là một trong những kiến thức quan trọng mà các trader theo trường phái phân tích kỹ thuật phải nắm được. Bởi công cụ này sẽ giúp tìm được điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời tốt hơn. Trong bài viết này, 8th Street Grille sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về tầm quan trọng của vùng hỗ trợ và kháng cự, cách xác định và giao dịch với đường kháng cự hỗ trợ hiệu quả nhất.
Nội dung
Kháng cự hỗ trợ là gì?
Kháng cự hỗ trợ là những vùng tranh chấp giá quan trọng trong quá khứ. Tại các vùng này giá thường có xu hướng đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại. Hỗ trợ kháng cự được tạo ra bằng cách nối các đỉnh hoặc các đáy của giá và được coi là một vùng chứ không phải là một đường thẳng.
Vùng kháng cự và hỗ trợ cho thấy sự giao tranh mạnh mẽ giữa phe mua và phe bán. Phe nào mạnh thì sẽ kéo giá bứt phá khỏi vùng giá này để di chuyển theo hướng mới. Dựa vào vùng kháng cự hỗ trợ trader hoàn toàn có thể tận dụng để giao dịch. Cùng tìm hiểu kháng cự là gì, hỗ trợ là gì trong phần dưới đây!
Kháng cự là gì?
Kháng cự (Resistance) là một vùng giá mà tại đó phe bán chiếm ưu thế vượt trội hơn phe mua. Tại những vùng giá này, nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ đảo chiều. Cụ thể, khi giá đang tăng mạnh chạm tới vùng kháng cự, nơi có nhiều đặt lệnh chờ bán thì giá sẽ chuyển từ tăng sang giảm.Vì vậy, nhà đầu tư thường có xu hướng tìm kiếm lệnh bán khi giá di chuyển tới vùng kháng cự.
Hỗ trợ là gì?
Hỗ trợ (Support) là một vùng giá mà tại đó phe mua chiếm ưu thế vượt trội hơn phe bán. Khi giá đang trên đà giảm chạm vào đường hỗ trợ sẽ có phản ứng và đảo chiều từ giảm sang tăng.
Ý nghĩa của hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là một phần không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật. Dù là trader giao dịch theo hành động giá hay trường phái phân tích kỹ thuật nào cũng không thể bỏ qua vùng giá này. Cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của hỗ trợ, kháng cự trong phần dưới đây nhé:
- Phản ánh thị trường: Việc xuất hiện những vùng giá này xuất phát từ 2 yếu tố chính đó là tâm lý của đám đông trên thị trường và thói quen giao dịch của đám đông. Vì vậy, hỗ trợ kháng cự không phải ngẫu nhiên mà thông qua hành động giá đã phản ánh toàn bộ về thị trường và người tham gia giao dịch trên thị trường.
- Tìm điểm vào lệnh: Tại các vùng hỗ trợ kháng cự, giá có xu hướng bật ngược trở lại hoặc khi giá breakout khỏi vùng kháng cự hỗ trợ sẽ hình thành xu hướng mới. Dựa vào tín hiệu này trader sẽ tìm kiếm được điểm vào lệnh phù hợp.
- Cắt lỗ chốt lời: Ngoài tìm kiếm điểm vào lệnh thì dựa vào vùng hỗ trợ, kháng cự này trader cũng xác định được điểm cắt lỗ, chốt lời tối ưu hơn.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự tiềm năng
Việc xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự rất quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Do đó, người ta đã phát triển rất nhiều công cụ giúp xác định vùng hỗ trợ, kháng cự tiềm năng. Ngay sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số cách xác định kháng cự, hỗ trợ hiệu quả và đơn giản nhất.
Dựa vào đỉnh, đáy cũ
Thông thường tại các khu vực đỉnh/ đáy trong quá khứ giá thường có xu hướng dừng lại. Nguyên nhân là do ở mức đáy cũ bên mua bị hấp dẫn bởi mức giá rẻ nên tiến hành mua vào khiến giá tăng lên. Ngược lại, ở mức đỉnh cũ bên mua thấy lợi nhuận đã đủ nên tiến hành bán ra để chốt lời. Đa phần tâm lý nhà đầu tư thường có xu hướng lặp lại.
Do đó, nhà đầu tư cũng có thể sử dụng đỉnh/ đáy trong quá khứ để làm ngưỡng hỗ trợ, kháng cự.
Ví dụ:
Cặp tiền USD/CHF khung thời gian 30m, giá bật giảm lại tại các vùng đỉnh trong quá khứ. Đồng thời tại các khu vực đáy cũ giá cũng đã bật tăng và chưa có dấu hiệu bứt phá khỏi vùng đỉnh/ đáy cũ này.
Sử dụng công cụ Fibonacci
Có rất nhiều loại Fibonacci nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ sử dụng Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui). Thông thường giá thường có xu hướng đảo ngược khi chạm vào các ngưỡng quan trọng. Do đó, các ngưỡng Fibonacci 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8% và 100% cũng sẽ được sử dụng để xác định kháng cự, hỗ trợ tiềm năng.
Cách sử dụng Fibonacci thoái lui là kéo từ đỉnh xuống đáy để xác định kháng cự và từ đáy lên đỉnh để tìm hỗ trợ.
Ví dụ:
Cặp tiền GBP/AUD ta sử dụng công cụ Fibonacci thoái lui kéo từ đỉnh xuống đáy để xác định kháng cự. Quan sát hình có thể thấy giá đi lên chạm vào các vùng 38.2% và 50%, 61.8% và bật ngược trở lại. Nên các mức Fibonacci này sẽ được sử dụng để làm kháng cự.
Xác định bằng trendline
Đây cũng là một cách xác định khá đơn giản nhưng cũng mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, những đỉnh/đáy tiếp xúc với đường trendline hoặc phản ứng mạnh mẽ với đường xu hướng này thì đều là những mốc kháng cự/hỗ trợ quan trọng.
Ví dụ:
Cặp tiền USD/CHF đã có 4 lần chạm vào đường trendline và tăng trở lại. Đường trendline khi này đóng vai trò là đường hỗ trợ. Khi giá chạm vào đường này sẽ bật tăng lại.
Xác định bằng kênh giá
Kênh giá gồm 2 đường xu hướng phía trên và phía dưới của giá, 2 đường thẳng này luôn dịch chuyển song song với nhau. Trong đó, đường phía trên sẽ đóng vai trò là hỗ trợ, đường phía dưới sẽ đóng vai trò là kháng cự, giá sẽ chuyển động lên xuống trong vùng kênh giá này.
Ví dụ:
Cặp tiền USD/CHF ta sử dụng kênh song song để vẽ. Quan sát hình có thể thấy giá đã 4 lần chạm kênh trên bật giảm trở lại và 4 lần chạm kênh dưới bật tăng lại. Cho nên 2 kênh trên và dưới đóng vai trò là hỗ trợ và kháng cự.
Dựa vào đường MA
Các đường MA được sử dụng như đường hỗ trợ, kháng cự động. Thông thường khi giá chạm vào đường này sẽ bật lại và những vùng mà nó chạm vào sẽ thành hỗ trợ, kháng cự tiềm năng. Cho nên, đây cũng là công cụ xác định hỗ trợ kháng cự được nhiều trader ưa chuộng.
Dựa vào dải Bollinger Band
Bollinger Bands có 3 dải là giải giữa là đường SMA 20, dải trên, dưới sẽ được cộng thêm một độ lệch chuẩn nhất định, tùy thuộc vào khung thời gian phân tích. Khi giá chạm vào 2 dải trên và dưới sẽ có xu hướng bật ngược trở lại. Do đó, dải trên sẽ đóng vai trò như đường kháng cự và dải dưới như đường hỗ trợ.
Ví dụ:
Quan sát cặp tiền USD/CHF thấy giá nhiều lần chạm vào dải băng trên và dưới bật lại. Nên 2 dải trên và dưới này đóng vai trò hỗ trợ, kháng cự khá mạnh. Đặc biệt khung thời gian càng dài thì ngưỡng hỗ trợ càng mạnh.
Dựa vào mức giá tròn
Theo giải thích của tâm lý học thì con người luôn có xu hướng nghĩ đến các con số tròn. Cho nên khi giao dịch nhà đầu tư thường có xu hướng chốt lời hoặc mua vào tại những vùng có số tròn này. Do đó, trader cũng có thể sử dụng các mức giá tròn như 10, 15, 20, 25,…100 để làm các vùng hỗ trợ, kháng cự.
Cách giao dịch với hỗ trợ kháng cự
Tại các vùng hỗ trợ và kháng cự, giá thường có xu hướng bật lại hoặc khi có một phe mạnh hơn sẽ kéo giá bứt phá khỏi vùng này. Cho nên sẽ có 2 cách giao dịch với hỗ trợ, kháng cự là:
- Giao dịch khi giá chạm vào hỗ trợ, kháng cự.
- Giao dịch khi giá break out khỏi hỗ trợ, kháng cự.
Ngoài ra, chúng tôi sẽ chia sẻ một chiến lược an toàn hơn là kết hợp cùng các công cụ, chỉ báo khác. Chi tiết về các cách giao dịch này như sau:
1. Giao dịch khi giá chạm hỗ trợ kháng cự
Tại những vùng hỗ trợ/kháng cự quan trọng, giá thường sẽ bật ngược trở lại. Do đó, trader có thể tận dụng để giao dịch tại những vùng giá chạm vào. Tuy nhiên, rủi ro phá vỡ từ trường hợp này khá cao nên trước khi giao dịch trader cần phải chắc chắn vùng hỗ trợ/kháng cự này vẫn còn mạnh. Việc xác định chính xác những vùng giá này sẽ quyết định lệnh của nhà đầu tư thắng hay thua.
Để xác định hỗ trợ, kháng cự cứng thì giá cần chạm những vùng giá này ít nhất từ 2 – 3 lần. Cách xác định hỗ trợ/ kháng cự thì nhà đầu tư có thể sử dụng một trong những cách ở trên.
Lệnh khi này sẽ được thực hiện như sau:
Đối với lệnh Buy: Trader sẽ vào lệnh khi giá chạm vào đường hỗ trợ
- Điểm vào lệnh: Tại mức giá đóng cửa của cây nến xanh sau khi chạm vào đường hỗ trợ
- Cắt lỗ: Bên dưới đường hỗ trợ một vài pip
- Chốt lời: Tại đường kháng cự hoặc tại đỉnh gần nhất
Đối với lệnh Sell: Trader sẽ vào lệnh khi giá chạm vào đường kháng cự
- Điểm vào lệnh: Tại mức giá đóng cửa của cây nến đỏ sau khi chạm vào đường kháng cự
- Cắt lỗ: Bên trên đường kháng cự một vài pip
- Chốt lời: Tại đường hỗ trợ hoặc tại đáy gần nhất
2. Giao dịch breakout hỗ trợ – kháng cự
Giao dịch theo breakout được nhiều nhà đầu tư lựa chọn bởi lợi nhuận cao hơn, nhưng cách giao dịch này cũng có khá nhiều rủi ro nếu cú breakout đó chỉ là phá vỡ giả. Do đó, trong phần này chúng tôi sẽ chia sẻ 2 chiến lược là: giao dịch tại vùng giá vừa breakout và chờ đợi giá retest lại điểm phá vỡ để vào lệnh. Cách thực hiện như sau:
Giao dịch khi giá vừa breakout khỏi đường hỗ trợ, kháng cự
Trader xác định vùng hỗ trợ quan trọng, sau đó kiên nhẫn chờ đợi giá breakout khỏi vùng này để tiến hành vào lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Tại mức giá đóng cửa của cây nến breakout khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự..
- Cắt lỗ: Bên dưới vùng kháng cự với lệnh Buy và trên vùng hỗ trợ với lệnh Sell.
- Điểm chốt lời: Bằng khoảng cách giữa hỗ trợ – kháng cự hoặc theo tỷ lệ R: R kỳ vọng của trader.
Giao dịch khi giá test lại vùng breakout
Để phòng tránh việc dính bẫy bull trap hoặc bear trap, trader có thể áp dụng chiến lược đợi giá quay lại retest vùng phá vỡ thì mới vào lệnh. Cách thực hiện lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Tại mức giá quay lại retest lại vùng hỗ trợ, kháng cự.
- Cắt lỗ, chốt lời tương tự như với giao dịch breakout.
Chiến lược này được đánh giá là an toàn hơn, nhưng có nhiều trường hợp sẽ bỏ lỡ cơ hội vào lệnh tốt nếu giá không quay lại retest vùng phá vỡ. Do nên, tùy theo chiến lược, kỳ vọng của bản thân mà trader có thể chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân.
3. Kết hợp hỗ trợ, kháng cự với các công cụ khác
Ngoài việc đơn thuần sử dụng các mức hỗ trợ, kháng cự thì trader có thể kết hợp với các tín hiệu từ các công cụ khác như: mô hình giá, mô hình nến đảo chiều, phân kỳ giữa đường giá với RSI, MACD… Cách giao dịch này được cho là an toàn hơn cả vì đã có sự hợp lưu từ các tín hiệu.
Cách thực hiện lệnh tương tự các phương pháp ở trên, chỉ có điểm khác biệt chính là khi phân tích trader sử dụng thêm nhiều công cụ khác để chắc chắn các tín hiệu đảo chiều, break out.
Ví dụ:
Ta xác định được vùng kháng cự mạnh là phần màu vàng như hình vẽ. Khi này nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược giao dịch khi giá chạm vào đường kháng cự đi xuống. Để đề phòng rủi ro giá break out khỏi kháng cự thì trader cần tìm thêm một tín hiệu đảo chiều khác.
Cụ thể là cây nến shooting star cung cấp tín hiệu đảo chiều. Khi này trader có thể yên tâm vào lệnh Sell. Điểm vào lệnh khi này là tại cây nến giảm tiếp theo.
Những lưu ý về kháng cự hỗ trợ
Giao dịch với hỗ trợ, kháng tự tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không ai có thể chắc chắn về những dự đoán của mình là chính xác. Vì thế, khi giao dịch với hỗ trợ, kháng cự trader cần phải luôn thận trọng. Dưới đây là một vài lưu ý trader cần đặc biệt ghi nhớ.
- Kháng cự/hỗ trợ là một vùng giá chứ không phải là một điểm. Do đó, trader cần phải linh động khi phân tích kỹ thuật.
- Khi ngưỡng hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ, vai trò của chúng sẽ đổi chỗ cho nhau.
- Cách xác định hỗ trợ kháng cự chỉ tương đối và phụ thuộc vào bản thân của từng trader. Cho nên, trader không nên quá phụ thuộc vào công cụ này mà chỉ nên coi là công cụ để gia tăng xác suất chiến thắng.
- Giá càng phản ứng nhiều lần với hỗ trợ, kháng cự thì độ tin cậy càng cao.
- Không nên sử dụng mức kháng cự, hỗ trợ quá xa điểm giao dịch hiện tại do độ tin cậy không còn cao nữa.
- Hỗ trợ/kháng cự trên khung thời gian lớn sẽ chính xác và ít nhiễu hơn so với các khung thời gian nhỏ.
- Không nên sử dụng riêng tín hiệu từ hỗ trợ, kháng cự mà nên kết hợp với các công cụ chỉ báo khác nữa. Bởi rủi ro từ việc sử dụng một tín hiệu là khá cao.
- Luôn có chiến lược quản lý vốn, rủi ro và không bao giờ được quên đặt chốt lời, cắt lỗ cho mỗi lệnh của mình.
Kết luận
Bài viết trên là tất cả những thông tin về kháng cự hỗ trợ được chúng tôi tổng hợp lại. Mong rằng những kiến thức này có thể giúp trader có thêm các kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời phải luôn nhớ thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì thế, phải luôn luyện tập, học hỏi nâng cao kinh nghiệm mỗi ngày. Ngoài ra đừng quên quản lý và phân bổ vốn thật hiệu quả nhé!