Mô hình Harmonic là gì? Cách giao dịch hiệu quả nhất
Chúng ta hầu hết đã quá quen thuộc với các mô hình giá cơ bản như: lá cờ, tam giác, 3 đỉnh, 3 đáy… nhưng chưa biết nhiều tới các mô hình giá nâng cao, cụ thể như mô hình Harmonic. Vậy mô hình giá Harmonic là gì? Đặc điểm và cách giao dịch có gì khác biệt so với mô hình giá khác? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Mô hình Harmonic là gì?
Mô hình giá Harmonic hay còn được gọi với cái tên khác là Harmonic oscillator. Harmonic sử dụng những tín hiệu, dữ liệu lặp lại trong quá khứ để cung cấp tín hiệu giao dịch trong tương lai cho trader. Điểm khác biệt của mô hình này không chỉ nằm ở cấu tạo phức tạp, mà còn là việc sử dụng tỷ lệ Fibonacci để dự đoán các điểm đảo chiều.
Vào năm 1932, Harold M. Gartley – một nhà phân tích kỹ thuật (1899 – 1972) chính là cha đẻ phát triển ra mô hình Harmonic. Mô hình này được ông trình bày lần đầu tiên trong cuốn sách mang tên “Profits in The Stock Markets” xuất bản vào năm 1935. Sau đó được phổ biến rộng rãi cho nhiều trader trên toàn thế giới trong thị trường chứng khoán, Forex, Crypto…
Các mô hình Harmonic phổ biến
Thực tế, mô hình Harmonic có rất nhiều loại biến thể với các đặc điểm nhận biết khác nhau. Để nhận diện chính xác mô hình giá này trên biểu đồ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết đặc điểm của từng biến thể như sau:
1. Mô hình AB = CD
Mô hình AB = CD là loại đơn giản và dễ dàng nhận biết nhất. Mô hình giá này gồm có 3 bước sóng liên tiếp AB, BC, CD trong đó 2 bước sóng AB = CD.
Mô hình Bullish AB = CD
- Ban đầu giá sẽ giảm từ điểm A xuống B tạo bước sóng đầu tiên AB.
- Tiếp theo giá điều chỉnh tăng từ B lên C tại mức thoái lui từ 61.8% – 78.6% của AB.
- Tại C giá giảm xuống D tại mức mở rộng 127.2% – 161.8% của AB. Độ dài và thời gian hình thành của đoạn CD phải bằng với AB.
- Tại điểm D giá có thể đảo chiều đi lên. Khi này trader có thể vào lệnh Buy.
Mô hình Bearish AB = CD
- Mô hình này bắt đầu với một bước sóng tăng từ A tới B.
- Sau đó, từ điểm B lại tiếp tục giảm xuống điểm C, tạo ra bước sóng điều chỉnh BC. Bước sóng điều chỉnh BC sẽ hồi về mức 61,8% – 78,6% so với bước sóng AB.
- Từ điểm C giá lại tiếp tục tăng lên điểm D, tạo ra bước sóng CD bằng 127% so với bước sóng BC. Khoảng cách của bước sóng CD có chiều dài tương đương với bước sóng AB đầu tiên.
- Tại điểm D giá sẽ đảo chiều giảm để thực hiện lệnh Sell.
2. Mô hình Gartley
Nếu như biến thể AB = CD của mô hình Harmonic là đơn giản và dễ dùng nhất thì biến thể Garley là loại phổ biến nhất và lâu đời nhất.
Mô hình Gartley được cấu tạo từ 5 điểm chính là A, B, C, D, X với cấu trúc hình chữ M và chữ W. Trong đó mô hình Gartley có 2 loại chính đó là Bullish Gartley và Bearish Gartley. Mô hình này gồm có 4 bước sóng XA, AB, BC, CD. Cụ thể như sau:
Mô hình Bullish Gartley
- Hành động giá bắt đầu tăng từ điểm X tới điểm A.
- Sau đó, tại điểm A giá bắt đầu giảm điều chỉnh về điểm B, tại mức thoái lui 61,8% của XA.
- Tại điểm B giá lại tiếp tục tăng nhẹ chạm tới điểm C sao cho bước sóng BC bằng 38,2% đến 88,6% xu hướng giảm AB.
- Bước sóng giảm CD di chuyển cùng hướng với bước sóng AB. Điểm C giảm tới điểm D bằng từ mức mở rộng 127,2 % so với bước sóng BC và 168% so với bước sóng AB.
- Tại điểm D, giá sẽ tăng, trader có thể thực hiện được một lệnh Buy dài hạn với mức cắt lỗ ở ngay bên dưới vùng D.
Mô hình Bearish Gartley
- Đầu tiên, tại điểm X giá bắt đầu giảm mạnh xuống điểm A, tạo ra bước sóng giảm đầu tiên XA.
- Tiếp theo, tại điểm A giá lại tăng điều chỉnh chạm tới điểm B, tao ra bước sóng AB bằng 61,8% so với bước sóng giảm đầu tiên XA.
- Từ điểm B giá lại tiếp tục giảm xuống điểm C, có độ dài bằng 38,2% – 88,6% so với bước sóng AB.
- Cuối cùng, tại điểm C giá lại tiếp tăng mạnh tới điểm D, với độ dài bằng 127,2% so với sóng BC, 78,6% so với sóng XA, và chuyển động cùng hướng có độ dài bằng 168% sóng AB.
- Từ vùng D giá sẽ bắt đầu giảm, trader cũng có thể cân nhắc để thực hiện một lệnh Sell dài hạn tiềm năng.
3. Mô hình con bướm
Mô hình con bướm có tên tiếng anh là Butterfly Pattern. Về cơ bản mô hình con bướm cũng giống với mô hình Gartley, bao gồm 5 điểm X, A, B, C, D, nhưng mức Fibonacci cho mỗi điểm khác biệt. Mô hình bướm cũng bao gồm 2 loại đó là Bullish Butterfly Pattern và Bearish Butterfly Pattern. Mỗi loại có đặc điểm nổi bật cụ thể được trình bày như sau:
Bullish Butterfly Pattern
- Giá di chuyển từ X sang A tạo ra bước sóng tăng đầu tiên XA.
- Tại điểm A giá bắt đầu giảm điều chỉnh trở lại điểm B với mức thoái lui của Fibonacci là 78,6% so với bước sóng XA.
- Tại điểm B, hành động giá tiếp tục tăng tới điểm C sao cho chiều dài của bước sóng BC bằng khoảng 38,2% – 88,6% so với bước sóng AB.
- Tại điểm C, hành động giá lại tiếp tục giảm trở lại điểm D với mức Fibonacci bằng 161,8% so với bước sóng BC, bằng 127,2% – 161,8% so với bước sóng XA.
- Tại điểm D, giá sẽ tăng mạnh, trader có thể cân nhắc để thực hiện lệnh Buy theo đà tăng.
Bearish Butterfly Pattern
Biến thể Bearish Butterfly Pattern cũng bao gồm có 5 điểm và 4 bước sóng như Bullish Butterfly Pattern.
- Hành động giá bắt đầu giảm mạnh từ điểm X tới điểm A.
- Sau đó, tại điểm A hành động giá lại bắt đầu tăng điều chỉnh tới điểm B, sao cho bước sóng này bằng 78,6% so với bước sóng XA.
- Từ B giảm xuống điểm C và chiều dài bước sóng bằng 38,2% – 88.6% so với bước sóng XA.
- Từ điểm C giá lại bắt đầu tăng mạnh tới điểm D, sao cho mức tăng này bằng 161,8% – 268% so với bước sóng BC, bằng 127,2% – 168%.
- Tại vùng giá D, trader cũng có thể cân nhắc tín hiệu để thực hiện một lệnh Sell dài hạn.
4. Mô hình con cua
Mô hình con cua hay còn gọi là Crab Pattern cũng là biến thể của mô hình Harmonic. Mô hình con cua được phát triển thành công vào năm 2000 bởi Scott Carney – một nhà phân tích kỹ thuật cực kỳ chính xác vào năm 2000. Cũng giống như các biến thể khác, mô hình con cua cũng bao gồm hai loại Bullish Crab Pattern và Bearish Crab Pattern. Đặc điểm của mỗi loại sẽ được chúng tôi trình bày chi tiết trong phần dưới đây như sau:
Bullish Crab Pattern
Mô hình Bullish Crab Pattern cũng có 5 điểm với 4 bước sóng chính.
- Đầu tiên là bước sóng tăng XA. hành động giá tăng điều chỉnh từ điểm X đến điểm A.
- Sau đó giá bắt đầu giảm điều chỉnh từ điểm A tới điểm B. Độ dài của bước sóng AB bằng 38,2% – 61,8% độ dài bước sóng XA.
- Tới điểm B, hành động giá từ chối đà tăng và bắt đầu giảm điều chỉnh trở về điểm C, tương đương với mức 38,8% – 88,6% của bước sóng XA.
- Cuối cùng, từ điểm C giá bắt đầu giảm mạnh như bước sóng AB về điểm D. Đoạn sóng CD có độ dài bằng 224% – 316,8% so với bước sóng BC và bằng 161,8% so với bước sóng XA.
- Tại điểm D giá sẽ đi theo xu hướng tăng trader có thể đón đầu với lệnh Buy.
Bearish Crab Pattern
Tương tự như mô hình Bullish Crab Pattern, Bearish Crab Pattern cũng có 4 bước sóng với các tỷ lệ cụ thể cho từng bước sóng như sau:
- Giá bắt đầu giảm mạnh từ điểm X tới điểm A.
- Sau đó từ điểm A, hành động giá từ chối giảm và bắt đầu tăng lên điểm B, tại mức Fibonacci 38,2% – 61,8% đo theo chiều dài của bước sóng XA.
- Đà tăng điều chỉnh AB dừng lại, tại điểm B hành động giá bắt đầu giảm điều chỉnh chỉnh về điểm C với mức thoái lui dao động từ 38,8% – 88,6% của bước sóng XA.
- Cuối cùng, từ điểm C, hành động giá lại tăng mạnh tới điểm D và bằng 224% – 316,8% so với bước sóng BC, tương đương với 127,2% – 161,8% so với bước sóng ban đầu XA.
- Tại điểm D giá sẽ đi theo xu hướng giảm, trader có thể vào lệnh Sell.
5. Mô hình con dơi
Biến thể cuối cùng của mô hình Harmonic là mô hình con dơi, được phát triển thành công vào 2001. Mô hình con dơi cũng có 5 điểm X, A, B, C, D với tỷ lệ các bước sóng với Fibonacci khác với những mô hình khác.
Mô hình Bat Pattern cũng có hai loại đó là Bullish Bat và Bearish Bat với đặc điểm cụ thể như sau.
Mô hình Bullish Bat
Bullish Bat Pattern bao gồm 4 bước sóng XA, AB, BC, CD.
- Bước sóng tăng đầu tiên XA, tăng từ điểm X tới điểm A.
- Sau đó, giá bắt đầu từ điểm A giảm điều chỉnh tới điểm B, với mức Fibonacci thoái lui từ 32,8% – 50% so với bước sóng XA.
- Từ điểm B giá lại tiếp tục tăng tới điểm C, sao cho mức Fibonacci rơi vào khoảng 32,8% – 88,6%.
- Cuối cùng từ điểm C giá tiếp tục giảm mạnh chạm tới điểm D, sao cho bước sóng dao động từ 161,8% – 261,8% so với bước sóng AB.
- Với mô hình Bullish Bat Pattern, trader có thể canh thực hiện lệnh Buy tại vùng D.
Mô hình Bearish Bat
- Ban đầu giá từ điểm X giảm mạnh xuống điểm A.
- Từ điểm A, giá từ chối giảm tiếp và bắt đầu tăng điều chỉnh lên điểm B, trùng với mức Fibonacci thoái lui từ 32,8% – 50% của XA.
- Sau đó, giá bắt đầu từ điểm B giá lại giảm tới điểm C với mức Fibonacci 32,8% – 88,6% của AB.
- Từ điểm C giá lại giảm tới điểm D, sao cho mức Fibonacci rơi vào vùng 161,8% – 216,8% với bước sóng AB.
- Dựa trên mô hình Bearish Bat Pattern, tại vùng D cũng cung cấp cho trader những điểm thực lệnh Sell.
Ưu – Nhược điểm của Harmonic Pattern
Dựa trên cấu tạo của các biến thể của mô hình Harmonic, chúng ta có thể thấy mô hình này có độ khó và phức tạp đến như thế nào. Và rõ ràng, những trader có kinh nghiệm mới có khả năng ứng dụng mô hình giá này một cách hiệu quả trong quá trình giao dịch.
Còn đối với những trader mới có lẽ sẽ cần thêm thời gian để hiểu sâu và tự thực nghiệm mô hình này trên biểu đồ mới mang lại lợi nhuận tiềm năng. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp tất cả những ưu – nhược điểm của mô hình Harmonic để trader cân nhắc trong việc lựa chọn để phân tích tín hiệu.
1. Ưu điểm
- Một mô hình Harmonic với các tỷ lệ hài hòa sẽ cung cấp tín hiệu đảo chiều, điểm vào lệnh, điểm cắt lỗ chính xác vô cùng cao.
- Mô hình Harmonic có sử dụng tỷ lệ quan trọng của công cụ Fibonacci thoái lui làm quy chuẩn để xác định chính xác mô hình. Đó cũng là điểm mạnh giúp cho tín hiệu mà mô hình cung cấp trở nên tin cậy hơn.
- Harmonic có thể hoạt động rất tích cực trên nhiều giai đoạn của thị trường với các điều kiện khác nhau.
- Harmonic cũng có thể phối hợp rất tốt với các công cụ kỹ thuật khác để xác nhận tín hiệu trước khi thực hiện giao dịch.
- Mô hình này xuất hiện khá thường xuyên trên biểu đồ giá do được cấu tạo bởi những đợt sóng rất cơ bản.
2. Nhược điểm
- Các biến thể Harmonic rất hài hòa, hợp lý nhưng lại rất phức tạp. Vì vậy, chỉ những trader có kinh nghiệm giao dịch trên thị trường mới có thể sử dụng hiệu quả trong việc giao dịch.
- Việc phụ thuộc một cách cứng nhắc vào các tỷ lệ của Fibonacci trong nhiều trường hợp sẽ khiến trader bị mâu thuẫn, khó hiểu, khó áp dụng trong việc giao dịch thực tế.
- Dễ nhầm lẫn khi xác định do có quá nhiều biến thể.
Cách giao dịch với mô hình giá Harmonic
Harmonic được coi là một mô hình giá nâng cao, có sự hài hòa nhưng được xét vào top khó. Bên cạnh đó, việc có đến 5 biến thể với các tỷ lệ Fibonacci khác nhau cũng khiến cho việc áp dụng mô hình Harmonic trong giao dịch gặp nhiều khó khăn hơn.
Vì vậy, trong phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ một phương pháp cơ bản, khái quát và đơn giản nhất giúp mọi người có thể tiếp cận. Việc nâng cao, mài dũa, bổ sung thêm trader cần tự kaizen trong quá trình giao dịch thực tế trên thị trường.
Bước 1: Xác định Mô hình Harmonic
Mô hình Harmonic có tới 5 biến thể bao gồm biến thể AB = CD, biến thể Gartley, con bướm, con dơi, con cua. Khi quan sát trên biểu đồ giá trader sẽ khó lòng nhận định đó là mẫu hình nào. Chúng tôi sẽ hướng dẫn trader thực hiện theo 2 cách như sau:
Cách 1: Vẽ thủ công
- Nhận định các điểm X, A, B, C, D hoặc A, B, C, D (mô hình AB = CD) và các bước sóng trên biểu đồ.
- Sử dụng đường xu hướng nối các đỉnh đáy để xác định các cạnh của mô hình.
- Trader cần kéo Fibonacci hồi quy để nhận định các điểm quay sau đó đối chiếu các mức này với từng mẫu hình.
Cách 2: Sử dụng công cụ hỗ trợ sẵn trên tradingview
Có một cách vẽ khác đơn giản hơn rất nhiều chính là nhà đầu tư sử dụng tradingview vì đã tích hợp sẵn các mẫu Harmonic.
- Để vẽ trader chỉ cần chọn mục mẫu ở thanh bên trái biểu đồ.
- Tiếp theo nhấp chọn vào XABCD hoặc ABCD.
- Tiến hành kéo từ X đến A, B, C, D. Lúc này tỷ lệ Fibonacci đã hiển thị sẵn nên trader có thể đối chiếu và xác nhận mẫu hình.
Bước 2: Thực hiện lệnh
Dựa trên mẫu hình vừa với tỷ lệ vừa xác nhận, trader bắt đầu đặt lệnh mua/bán, cắt lỗ, chốt lời tương ứng theo tín hiệu mà mô hình cung cấp.
Hãy nhớ rằng bất kể mô hình giá nào hay công cụ hiệu quả nào đi chăng nữa thì cũng không thể đảm bảo trader sẽ chiến thắng 100%. Vì vậy, trader nên backtest trực tiếp trên biểu đồ giá để cải thiện dần dần và tuân theo kỷ luật để việc giao dịch đạt được lợi nhuận và tìm được chỗ đứng trên thị trường.
Kết luận
Bài viết trên 8th Street Grille đã chia sẻ chi tiết về mô hình Harmonic. Harmonic là một mô hình giá nâng cao khá phức tạp, có nhiều biến thể và không đơn giản để áp dụng cho những ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu hiểu sâu và hiểu kỹ thì đây là một trong những mô hình giá mang lại tín hiệu giao dịch khá hiệu quả. Hy vọng rằng thông qua bài viết, trader đã có thêm những công cụ phân tích tín hiệu để tìm kiếm nhiều giao dịch Buy/Sell tiềm năng.