Parabolic SAR là gì? Cách giao dịch với chỉ báo Parabolic SAR
Parabolic SAR là một trong những chỉ báo cung cấp tín hiệu về xu hướng cũng như tìm kiếm điểm vào lệnh và thoát lệnh hiệu quả. Trong bài viết này, 8th Street Grille sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ Parabolic SAR là gì, ý nghĩa, cách cài đặt và sử dụng chỉ báo Parabolic SAR hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi!
Nội dung
Parabolic SAR là gì?
Parabolic SAR (Parabolic Stop and Reverse) dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Parabol điểm dừng và đảo chiều. Chỉ qua cái tên, chắc trader cũng phần nào hiểu được công dụng của chỉ báo này. Cụ thể, Parabolic SAR là chỉ báo có hình dạng giống Parabol, được biểu diễn trên biểu đồ bằng hàng loạt các dấu chấm nhỏ và có khả năng giúp trader xác định các điểm đảo chiều tiềm năng.
Chỉ báo Parabolic SAR được phát triển vào năm 1978 bởi J. Welles Wilder Jr – cha đẻ của hàng loạt các chỉ báo kỹ thuật như: ADX, ATR, RSI… Parabolic SAR được ông giới thiệu lần đầu trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”.
Đặc điểm của chỉ báo PSAR
Như đã biết thì Parabolic SAR là những chấm tròn dịch chuyển bên trên và bên dưới biểu đồ giá, cung cấp cho trader cái nhìn tổng quan về xu hướng và điểm đảo chiều tiềm năng. Để sử dụng chỉ báo PSAR hiệu quả, trader cần nắm rõ các đặc điểm sau:
- Khi các chấm PSAR dịch chuyển bên dưới biểu đồ giá, cho thấy thị trường đang trong xu hướng tăng. Ngược lại, khi các chấm PSAR dịch chuyển bên trên đường giá, chứng tỏ phe gấu đang nắm quyền kiểm soát thị trường, giá giảm.
- Khoảng cách giữa các chấm PSAR càng xa nhau và càng xa đường giá thì đà tăng/giảm hiện tại càng mạnh.
- Khi đường giá và các chấm tròn cắt nhau liên tục, cho thấy thị trường đang không có xu hướng rõ ràng (sideway).
- Khi các dấu chấm chuyển từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới cho trader thấy được đã có sự thay đổi xu hướng giá.
Ý nghĩa của chỉ báo Parabolic SAR
PSAR là một chỉ báo khá hiệu quả trong việc xác định xu hướng và tìm điểm đảo chiều. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của chỉ báo này:
- Xác định xu hướng đang diễn ra
Ý nghĩa quan trọng nhất của Parabolic SAR chính là cung cấp cho trader cái nhìn toàn diện về xu hướng thị trường. Cụ thể,
– Xu hướng tăng: các chấm tròn nằm bên dưới đường giá.
– Xu hướng giảm: các chấm tròn nằm bên trên đường giá.
Đặc biệt, dựa vào khoảng cách giữa các chấm tròn và khoảng cách giữa chấm tròn với đường giá, trader còn đánh giá được đà của xu hướng hiện tại mạnh hay yếu.
- Cung cấp tín hiệu đảo chiều
Chỉ báo Parabolic SAR còn cung cấp tín hiệu đảo chiều khi các chấm tròn dịch chuyển từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới đường giá. Dựa vào tín hiệu này, trader có thể xác định điểm vào lệnh và thoát lệnh tiềm năng để tối ưu lợi nhuận.
- Xác định điểm thoát lệnh
Các chấm PSAR luôn bám sát hành động giá cho đến khi đảo chiều cho nên trader có thể sử dụng để hỗ trợ trailing stop tự động “gồng lãi”
Công thức tính PSAR
Giá trị của mỗi chấm tròn trong chỉ báo Parabolic SAR được tính theo công thức như sau:
PSAR (n) = PSAR (n-1) + AF * [ EP – PSAR (n) ]
Trong đó:
- PSAR (n): Chấm PSAR hiện tại.
- PSAR (n-1): giá trị của PSAR trước 1 phiên
- AF (Acceleration Factor): hệ số gia tốc. Hệ số này không cố định, mà trader sẽ tăng giảm tùy thuộc vào khung thời gian phân tích và chiến lược của bản thân. Tuy nhiên, hệ số này chỉ được tối đa là 0.02 và trader cũng cần lưu ý là nếu chọn AF quá cao sẽ nhạy với giá và bị nhiễu và nếu AF nhỏ thì sẽ có độ trễ.
- EP ( Extreme Price): Điểm cao nhất trong xu hướng tăng và nhỏ nhất trong xu hướng giảm.
Cách cài đặt chỉ báo Parabolic SAR
Để có thể sử dụng chỉ báo Parabolic SAR trong phân tích kỹ thuật, trader chỉ cần cài đặt chỉ báo này trên biểu đồ theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Vào nền tảng MT4, chọn cặp tiền và mở biểu đồ giá lên
Bước 2: Chọn Insert trên thanh toolbar => Indicator => Trend => Parabolic SAR.
Bước 3: Cài đặt các thông số của chỉ báo, bao gồm:
Parameters: Trader cần quan tâm các mục như:
- Step: hệ số gia tốc AF, ban đầu có mặc định là 0.02
- Maximum: giá trị lớn nhất của hệ số gia tốc và bằng 0.2
- Style: Điều chỉnh màu sắc và độ dày mỏng của chấm PSAR
Visualization để trader lựa chọn khung thời gian
Bước 4: Sau khi cài đặt xong các thông số trader nhấn OK để hoàn thành.
Hướng dẫn cách sử dụng Parabolic SAR
Từ ý nghĩa của chỉ báo Parabolic SAR, chắc hẳn trader cũng đã phần nào hình dung được cách sử dụng chỉ báo này trong giao dịch. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ một số chiến lược giao dịch với chỉ báo PSAR từ cơ bản đến nâng cao, mời các bạn cùng theo dõi.
1. Giao dịch thuận xu hướng
Giao dịch thuận xu hướng theo Parabolic SAR là chiến lược đơn giản, hiệu quả mà lại an toàn nên ngay cả những trader mới cũng có thể áp dụng. Cụ thể chiến lược giao dịch thuận xu hướng được thực hiện như sau:
Thực hiện lệnh Buy:
Trader sẽ tìm kiếm lệnh Buy khi xu hướng hiện tại là xu hướng tăng nhưng chưa có dấu hiệu suy yếu.
- Vào lệnh Buy khi chấm tròn PSAR dịch chuyển từ trên xuống dưới biểu đồ giá. Điểm vào lệnh tại cây nến xanh xác nhận đà tăng giá sau khi chấm PSAR dịch chuyển xuống dưới.
- Điểm cắt lỗ: Tại đáy gần nhất trước đó
- Điểm chốt lời: Khi dấu chấm tròn dịch chuyển lên trên biểu đồ giá.
Thực hiện lệnh Sell:
Trader sẽ tìm kiếm lệnh Sell khi xu hướng hiện tại và xu hướng giảm và đà giảm vẫn còn đang khá mạnh. Cách vào lệnh như sau:
- Vào lệnh Sell khi chấm tròn PSAR dịch chuyển từ dưới lên trên biểu đồ giá. Điểm vào lệnh tại cây nến đỏ xác định đà giảm giá sau khi chấm PSAR dịch chuyển lên trên.
- Điểm cắt lỗ: Trên đỉnh gần nhất
- Điểm chốt lời: Khi dấu chấm tròn dịch chuyển xuống dưới biểu đồ giá.
2. Chiến lược giao dịch đảo chiều
Chiến lược giao dịch này khá mạo hiểm, nên chúng tôi khuyến khích chỉ những trader đã có kinh nghiệm mới nên áp dụng theo. Cách thực hiện như sau:
Thực hiện lệnh Buy
Bước 1: Xác định xu hướng đang diễn ra
Trader chỉ tìm kiếm lệnh Buy đảo chiều khi xu hướng hiện tại là xu hướng giảm, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu khi liên tục thất bại tạo đỉnh/đáy sau thấp hơn đỉnh/đáy trước.
Bước 2: Xác định tín hiệu giao dịch
Sẽ là một sai lầm khi giá vừa dịch chuyển xuống dưới trader đã nhanh chóng vào lệnh. Sự hấp tấp này sẽ khiến bạn nhanh chóng cháy tài khoản. Vì thế hãy kiên dẫn chờ đợi PSAR hình thành ít nhất 3 chấm trước khi tiến hành vào lệnh.
Bước 3: Thực hiện lệnh
- Điểm vào lệnh: khi PSAR hình thành 3 điểm bên dưới biểu đồ giá
- Cắt lỗ, chốt lời, thực hiện tương tự như chiến lược Buy thuận xu hướng ở trên
Thực hiện lệnh Sell
Bước 1: Xác định xu hướng
Trader chỉ tìm kiếm lệnh Sell đảo chiều khi xu hướng hiện tại là xu hướng tăng và đã có dấu hiệu suy yếu khi liên tục thất bại trong việc tạo đỉnh/đáy sau cao hơn đỉnh/đáy trước.
Bước 2: Tín hiệu giao dịch
Tiếp theo trader cần kiên nhẫn chờ đợi các chấm PSAR cắt đường giá từ dưới lên và hình thành ít nhất 3 chấm tròn ở trên thì mới vào lệnh.
Bước 3: Thực hiện lệnh
- Điểm vào lệnh: tại cây nến đỏ xác nhận đà giảm sau khi PSAR hình thành 3 điểm bên trên biểu đồ giá
- Cắt lỗ, chốt lời, thực hiện tương tự như chiến lược Sell thuận xu hướng ở trên.
3. Kết hợp Parabolic SAR với các công cụ khác
Để tăng xác suất thành công khi giao dịch thì việc kết hợp Parabolic SAR với các công cụ khác là không thể thiếu. Cụ thể trader có thể kết hợp với các công cụ như sau:
Kết hợp Parabolic SAR với hỗ trợ kháng cự
Tại các vùng hỗ trợ, kháng cự giá sẽ phản ứng rất mạnh mẽ. Khi các chấm tròn xuất hiện tại các vùng kháng cự/ hỗ trợ quan trọng sẽ tăng thêm xác suất thành công khi giao dịch đảo chiều. Cụ thể:
- Tín hiệu Buy: Nếu chấm PSAR chuyển từ trên xuống dưới biểu đồ giá và giá xuất hiện tại vùng hỗ trợ mạnh.
- Tín hiệu Sell: Nếu chấm PSAR dịch chuyển từ dưới lên trên biểu đồ giá và giá xuất hiện tại vùng kháng cự mạnh.
Điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời được thực hiện tương tự như trên. Ngoài ra, trader có thể đặt cắt lỗ, chốt lời theo kháng cự, hỗ trợ như sau:
- Cắt lỗ: Bên dưới vùng hỗ trợ với lệnh Buy và bên trên đường kháng cự với lệnh Sell.
- Chốt lời: Tại vùng kháng cự với lệnh Buy và hỗ trợ với lệnh Sell.
Kết hợp Parabolic SAR với trendline
Để hạn chế rủi ro khi thực hiện các giao dịch thuận xu hướng với chỉ báo PSAR, trader có thể kết hợp với đường trendline như sau:
- Tìm kiếm lệnh Buy: Khi giá chạm đường trendline tăng và các chấm tròn ở bên dưới biểu đồ giá
- Tìm kiếm lệnh Sell: Khi giá chạm đường trendline giảm và các chấm tròn ở bên trên biểu đồ giá.
Điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời được thực hiện như chiến lược thuận xu hướng ở trên. Việc kết hợp cùng trendline chỉ giúp trader gia tăng xác suất thành công mà thôi.
Kết hợp PSAR với mô hình nến đảo chiều
Khi kết hợp PSAR với các mô hình nến đảo chiều sẽ mang đến cơ hội “bắt đỉnh, bắt đáy” khá tiềm năng và chính xác. Chiến lược này cũng phù hợp hơn với các trader theo trường phái price action. Cụ thể trader sẽ thực hiện như sau:
- Thực hiện lệnh Buy: Khi chấm PSAR dịch chuyển từ trên xuống dưới biểu đồ giá và tại đó xuất hiện các mô hình nến đảo chiều tăng như: nến búa, nến búa ngược, doji chuồn chuồn….
- Thực hiện lệnh Buy: Khi chấm PSAR dịch chuyển từ dưới lên trên biểu đồ giá và tại đó xuất hiện các mô hình nến đảo chiều giảm như: nến hanging man, shooting star, doji bia mộ….
Kết hợp PSAR với kênh giá
Tương tự như với chiến lược trendline thì trader sẽ áp dụng với tín hiệu từ kênh giá để giao dịch thuận xu hướng. Cụ thể chiến lược này sẽ được thực hiện như sau:
- Tìm kiếm lệnh Buy: khi giá chạm đường kênh trên và các chấm tròn ở bên dưới biểu đồ giá
- Tìm kiếm lệnh Sell: khi giá chạm đường kênh dưới và các chấm tròn ở bên trên biểu đồ giá.
Kết hợp PSAR với nhiều công cụ cùng lúc
Ngoài việc kết hợp PSAR với từng tín hiệu thì trader có thể kết hợp cùng lúc các tín hiệu từ kênh giá, trendline, mô hình đảo chiều với nhau để gia tăng xác suất thành công. Tuy nhiên, trader cũng cần lưu ý chỉ nên hợp lưu từ 2 – 3 tín hiệu, không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây rối biểu đồ, khó quan sát hành động giá, hoặc các tín hiệu “đánh nhau” sẽ gây hoang mang.
Kết luận
Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về chỉ báo Parabolic SAR. Mong rằng có thể giúp trader có thêm một công cụ để phân tích kỹ thuật và vào lệnh. Hãy thực hành nhuần nhuyễn các chiến lược này trước khi áp dụng vào thực tế. Nếu có chiến lược nào hiệu quả hơn đừng quên chia sẻ với chúng tôi nhé!