Phân tích cơ bản là gì? Có nên sử dụng PTCB trong Forex không?
Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong forex. Mặc dù phân tích cơ bản không yêu cầu nhiều công cụ như phân tích kỹ thuật nhưng người sử dụng phải biết phân tích kinh tế, chính trị – xã hội, sự biến động của thị trường… Hãy cùng 8th Street Grille tìm hiểu về phân tích cơ bản là gì cũng như các yếu tố quan trọng trong phân tích cơ bản dưới đây nhé!.
Nội dung
Phân tích cơ bản là gì?
Phân tích cơ bản có tên gọi tiếng Anh là Fundamental Analysis. Đây là phương pháp để xác định giá trị nội tại của một loại tài sản bất kỳ. Chúng ta sẽ xác định thông qua việc đánh giá các vấn đề, yếu tố tác động từ trong ra ngoài lên tài sản đó như: kinh tế, chính trị, xã hội… Nhờ vậy, chúng ta sẽ biết được giá trị sản phẩm đang được định giá thấp hơn hoặc cao hơn so với giá trị nội tại.
Trong trường hợp tài sản được định giá cao hơn giá trị nội tại thì trong tương lai thị trường sẽ điều chỉnh giảm. Ngược lại, khi tài sản được định giá thấp hơn giá trị nội tại thì trong tương lai thị trường sẽ điều chỉnh tăng. Tùy theo mỗi trường hợp, nhà đầu tư sẽ quyết định nên giữ hoặc bán đi một loại tài sản mình đang sở hữu.
Ví dụ: Bạn muốn đầu tư vào đồng USD. Đồng thời chiến sự giữa Nga – Ukraine cùng với vấn đề kinh tế – chính trị ở Châu Âu, lạm phát cao khiến nhà đầu tư nghĩ rằng USD chính là sự lựa chọn tốt nhất để họ gửi gắm tài sản. Nhờ vậy, giá trị đồng USD được đẩy lên cao.
Các yếu tố quan trọng khi PTCB
Bất kỳ loại sản phẩm nào đều sẽ có các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp khiến giá trị của nó thay đổi. 3 yếu tố quan trọng tác động đến một cặp tỷ giá chính là: kinh tế, chính trị – xã hội, các sự kiện bất ngờ. Trong đó, các sự kiện bất ngờ chính là yếu tố khó lường trước và khó đoán nhất. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết từng yếu tố nhé.
Yếu tố kinh tế
Nền kinh tế của quốc gia vững mạnh hay suy yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiền tệ của quốc gia đó. Và tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, GDP… là những yếu tố hàng đầu phản ánh nền kinh tế đó. Chỉ cần nền kinh tế phát triển mạnh mẽ thì giá trị nội tệ cũng sẽ tăng cao. Ngược lại, nếu nền kinh tế của một quốc gia suy yếu thì nhà đầu tư sẽ chọn vùng an toàn và không đầu tư vào tiền tệ của quốc gia này. Từ đó sẽ dẫn đến giá của tài sản giảm.
- Lãi suất
Chúng ta đều biết rằng, lãi suất sẽ quan hệ cùng chiều với giá cả tiền tệ. Nhắc đến lãi suất, mọi người sẽ nghĩ đến rất nhiều thuật ngữ liên quan khác nhau như: lãi suất liên ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản,… Tuy nhiên, khi phân tích cơ bản trong forex bạn chỉ cần quan tâm đến lãi suất chiết khấu.
Lãi suất chiết khấu chính là lãi suất của những ngân hàng trung ương cho ngân hàng thương mại vay. Ngân hàng thương mại sẽ dựa vào mức lãi suất này và điều chỉnh tiếp lãi suất cho các tổ chức và cá nhân vay.
Khi lãi suất tăng, ngân hàng sẽ phải tăng tiền dự trữ. Đồng thời sẽ tăng lãi suất vay đối với các cá nhân, tổ chức nhỏ lẻ. Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm thì ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh hạ lãi suất cho vay với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Khi có nguồn vốn ổn định, doanh nghiệp sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh kinh tế khiến đồng tiền quốc gia tăng cao.
Tuy nhiên, nếu lãi suất giảm sâu, các ngân hàng thương mại cho vay nhiều trong thời gian dài khiến đồng tiền trên thị trường lưu thông nhiều. Lạm phát chắc chắn sẽ xảy ra. Lúc này, lãi suất bắt đầu tăng sẽ dẫn đến đồng tiền nội tệ tăng theo.
- Lạm phát
Như chia sẻ ở trên, khi lượng tiền tệ lưu thông quá nhiều trên thị trường thì lạm phát sẽ xảy ra. Ví dụ về biểu hiện của sự lạm phát: ngày hôm qua bạn mua bó rau chỉ 5 nghìn đồng nhưng hôm nay bạn phải trả 10 nghìn đồng để mua bó rau như ngày hôm qua. Giá cả tăng cao khiến giá trị đồng tiền nhỏ đi.
Lúc này, chúng ta phải có cách khiến giá cả hàng hóa giảm xuống mới giúp giá trị đồng tiền quốc gia tăng lên. Ngân hàng trung ương phải có chính sách, biện pháp thay đổi lãi suất để khiến đồng nội tệ tăng giá. Đây là yếu tố giúp Trader dự đoán được xu hướng giá của một loại tiền tệ. Tuy nhiên, trong forex đầu tư tiền tệ luôn theo cặp. Để xác định chính xác được xu hướng giá của cặp tiền nào, bạn cũng nên phân tích cả 2 đồng tiền.
- Tỷ lệ thất nghiệp
Đây là yếu tố rất đáng quan tâm nếu bạn sử dụng phương pháp phân tích cơ bản trong forex. Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc bị tác động bởi rất nhiều yếu tố: doanh nghiệp hoạt động yếu kém, không hiệu quả, không mở rộng kinh doanh… Điều này sẽ khiến nền kinh tế của đất nước đó bị giảm sút. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân khiến giá trị nội tệ giảm. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp giảm chứng tỏ doanh nghiệp phát triển mạnh, mở rộng quy mô sản xuất. Nền kinh tế quốc gia theo đó cũng tăng khiến giá trị nội tệ tăng giá theo.
- GDP
Đối với nền kinh tế của một quốc gia, GDP là chỉ số cực kỳ quan trọng. GDP là đơn vị đo lường tổng giá trị hàng hóa, sản phẩm của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. Dựa vào GDP, nhà đầu tư có thể dự đoán được tình hình phát triển kinh tế của một quốc gia.
Tuy nhiên, đôi khi điều này sẽ không chính xác trong vài trường hợp. Khi sản phẩm, hàng hóa được sản xuất quá nhiều, lượng tiêu thụ kém sẽ khiến hàng tồn đọng. Dẫn đến doanh nghiệp phải ngừng sản xuất, tiền vốn âm 1 chỗ. Từ đây cũng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng. Nếu muốn áp dụng yếu tố nào trong phân tích cơ bản một cách hiệu quả bạn cần chú ý đến cả cung lẫn cầu.
Yếu tố chính trị – xã hội
Yếu tố chính trị – xã hội sẽ bao gồm: luật lệ, xung đột quân sự, đình công, bộ máy quản lý, biểu tình… Giá trị nội tệ sẽ bị tác động trực tiếp bởi những yếu tố này.
Một khi những vấn đề này xảy ra, nền kinh tế của quốc gia sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên. Từ đó dẫn đến sự suy yếu của đồng nội tệ. Theo đánh giá chung, bất kỳ quốc gia nào đang tồn đọng những vấn đề này thì Trader không nên đầu tư vào đồng tiền của quốc gia đó.
Một yếu tố quan trọng chúng ta cần quan tâm chính và vấn đề tranh cử, bầu cử tổng thống Mỹ. Đây không phải là vấn đề riêng của Hoa Kỳ mà nó còn ảnh hưởng đến các quốc gia khác trên thế giới. Vậy tại sao chúng tôi lại đánh giá đây là yếu tố quan trọng. Mỗi ứng cử viên tổng thống thường có những chiến lược, chính sách giúp nền kinh tế Mỹ phát triển theo chiều hướng khác nhau. Chúng ta cần theo dõi và nắm rõ khi họ thể hiện quan điểm bản thân tại các buổi tranh luận. Sau khi có kết quả tranh cử, nền kinh tế Mỹ sẽ theo chiến lược của Tổng thống mới và phát triển. Lúc này, đồng đô la Mỹ cũng theo đó bị ảnh hưởng. Đây là yếu tố chính trị nhà đầu tư không nên bỏ qua. Mặc dù yếu tố chính trị – xã hội ảnh hưởng đến giá trị nội tệ ít hơn nhưng tầm ảnh hưởng của nó sẽ kéo dài lâu hơn.
Các sự kiện bất ngờ
Những sự kiện bất ngờ phải kể đến như: thiên tai, mưa bão, lũ lụt, sóng thần, động đất… Đây đều là những vấn đề chúng ta không thể lường trước, dự đoán trước. Tuy nhiên, nó cũng sẽ ảnh hưởng đột ngột đến nền kinh tế của một quốc gia. Nền kinh tế của một đất nước có thể sụp đổ chỉ trong vòng một ngày hoặc vài tiếng đồng hồ.
Vậy, làm sao chúng ta có thể nhận biến được những sự kiện này. Đối với mưa bão, lũ lụt chúng ta có thể dựa vào những thông tin đại chúng. Riêng với động đất hoặc sóng thần sẽ rất khó khăn. Hầu như nhà đầu tư chỉ nhận định kết quả sau khi sự kiện đã xảy ra.
Các công cụ phân tích cơ bản trong forex
Ở trên, chúng ta đã tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến các cặp tỷ giá. Vậy, công cụ nào sử dụng để phân tích cơ bản trong forex? Cùng tìm câu trả lời ở những nội dung dưới đây nhé:
- Thông tin kinh tế
Đối với các vấn đề về lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, GDP… sẽ được công bố thường xuyên. Bộ tài chính quốc gia hoặc ngân hàng trung ương sẽ công bố thông qua báo cáo tài chính, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ… Hầu như sau các cuộc họp của ngân hàng trung ương, mọi thông tin sẽ được công bố rộng rãi trên báo đài, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử quốc gia…
Đối với các đồng tiền tệ trên thị trường forex, nhà đầu tư sẽ theo dõi thông tin từ các ngân hàng trung ương của quốc gia mẹ. 8 Đồng tiền phổ biến nhất hiện nay là EUR, AUD, NZD, GBP, CHF, USD, CAD, JPY. Tương tự, nhà đầu tư sẽ tìm hiểu thông tin từ các NHTW như ECB, BoE, RBNZ, BoC, FED, BoJ, SNB, RBA.
Nếu muốn tìm hiểu thông tin nền kinh tế Mỹ thì theo dõi tại Bloomberg, CNN, Fox News, CBS… Những kênh thông tin này thường xuyên cập nhật những thông tin kinh tế mới nhất, nóng hổi nhất của Hoa Kỳ.
- Thông tin chính trị xã hội
Để nắm bắt được tình hình chính xã hội của một quốc gia, bạn có thể quan sát trên các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình,… Đây cũng là những thông tin rất quan trọng khi bạn phân tích cơ bản.
- Lịch kinh tế
Lịch kinh tế là công cụ không thể thiếu đối với những Trader giao dịch theo trường phái phân tích cơ bản. Lịch kinh tế cung cấp mọi chính sách, chỉ số kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bao gồm cả thời gian cụ thể, mức độ ảnh hưởng của yếu tố đến giá trị nội tệ của mỗi quốc gia. Nhà đầu tư cần kết hợp với những công bố trong quá khứ lẫn hiện tại để dự đoán được xu hướng trong tương lai.
Vấn đề lịch kinh tế cung cấp cực kỳ quan trọng, bạn cần phải nắm rõ là các giá trị thực tế, dự báo và mức độ quan trọng của sự kiện. Những ký tự 1 sao, 2 sao, 3 sao.. sẽ thể hiện mức độ tác động của tin tức lên nền kinh tế của đất nước. Những vấn đề từ 2 sao trở đi thì bạn cần quan tâm hơn và mức độ quan tâm sẽ tăng dần.
Sau khi có giá trị dự báo, bạn hãy so sánh với giá trị thực tế. Tính toán và so sánh mức độ chênh lệch, ảnh hưởng thực sự đến giá trị nội tệ như thế nào. Từ đó rút ra những kết luận để lên kế hoạch đầu tư dựa vào xu hướng biến động giá trong tương lai.
Ví dụ: Lịch kinh tế công bố tin tức lãi suất chiết khấu của Fed được công bố với giá trị thực tế cao hơn giá trị dự đoán. Chứng tỏ lãi suất chiết khấu sẽ tăng lên kỳ vọng giá trị của đồng đô la Mỹ cũng được nâng cao.
Hầu như tất cả các sàn forex đều đã kết hợp lịch kinh tế để các nhà đầu tư tham khảo và sử dụng làm công cụ phân tích cơ bản khi đầu tư forex.
Có nên sử dụng PTCB trong forex không?
Nhìn chung, không có bất kỳ cái gì được coi là hoàn hảo. Nhất là trong thị trường forex, thị trường đầy rủi ro. Những công cụ, phương pháp sử dụng tại forex đều có những ưu nhược điểm riêng. Phương pháp phân tích cơ bản cũng vậy. Chính vì vậy, nắm rõ ưu, nhược điểm của phương pháp cơ bản có thể giúp bạn trả lời thắc mắc “Có nên sử dụng PTCB trong forex hay không?”.
Ưu điểm
- Hỗ trợ các nhà đầu tư phán đoán được xu hướng thị trường trong trung hạn và dài hạn một cách chính xác.
- Chỉ cần nhạy bén với những biến động của thị trường, tin tức chính trị xã hội quan trọng. Bạn sẽ dễ dàng nhận ra giá cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Từ đó tận dụng thời cơ để kiếm lợi nhuận hoặc rút vốn kịp thời.
Nhược điểm
- Với những người không chắc chắn về trình độ, kỹ năng, kiến thức đầu tư của bản thân hoặc giao dịch theo phong cách lướt sóng (scalping), Day trading thì không thích hợp với phương pháp phân tích cơ bản.
- Yêu cầu nhà đầu tư phải có nhiều thời gian hoặc có giác quan nhạy bén. Theo dõi và nắm bắt kịp thời những tin tức, sự kiện thị trường quan trọng.
Nhìn chung những nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì cần phải dành thời gian phân tích, đúc kết kinh nghiệm và không nên quyết định theo phương pháp nào ngay. Đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp muốn chắc chắn về kế hoạch giao dịch và muốn tăng hiệu quả trong đầu tư thì nên kết hợp phân tích cơ bản cùng phân tích kỹ thuật để đem lại kết quả chính xác hơn. Phân tích cơ bản sẽ giúp bạn xác định xu hướng dài hạn, ngược lại phân tích kỹ thuật đem lại cho bạn tiềm năng giao dịch ngắn hạn.
Hoặc bạn sẽ dựa vào những tin tức cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến với nền kinh tế của một quốc gia bất kỳ hoặc cả thế giới. Những tin này sẽ đẩy xu hướng giá theo một chiều chắc chắn nhất.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về phân tích cơ bản là gì và yếu tố quan trọng trong phân tích cơ bản. Mặc dù là phương pháp khó nhưng chỉ cần bạn biết cách tìm hiểu và vận dụng vấn đề thì xác suất thành công khi giao dịch rất là cao. Chúc bạn thành công!