Phân tích kỹ thuật là gì? Các công cụ PTKT trong Forex
Phân tích kỹ thuật là một hình thức phân tích biến động của giá bằng các công cụ. Từ đó, có thể xác định được xu hướng, điểm vào lệnh, thoát lệnh tối ưu hơn. Vậy chi tiết phân tích kỹ thuật là gì? ưu – nhược điểm và các công cụ phân tích kỹ thuật trong Forex. Cùng 8th Street Grille tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật còn được biết đến với tên tiếng Anh là Technical Analysis (TA). Đây là một phương pháp phân tích dùng trong thị trường tài chính, đặc biệt là Forex. Người phân tích sẽ dựa vào các chỉ báo hiển thị trên đồ thị và khối lượng giao dịch để phân tích và dự đoán trước giá của tài sản. Từ đó đưa ra những quyết định giao dịch mua vào, bán ra hoặc giữ lệnh một cách chuẩn xác, hiệu quả hơn.
Phương pháp phân tích kỹ thuật xuất hiện từ thế kỷ 17 tại Hà Lan và thế kỷ 18 tại Nhật Bản. Bắt nguồn từ lý thuyết Dow của Charles Dow. Tới nay, phương pháp phân tích thị trường forex này được ứng dụng phổ biến trong thị trường như: thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa, forex và tiền điện tử. Nó trở thành một công cụ quan trọng đối với các nhà đầu tư hiện nay.
Đặc điểm của phương pháp PTKT
Phương pháp phân tích kỹ thuật (TA) được các nhà đầu tư sử dụng như một công cụ tập trung vào nghiên cứu giá cả. Công cụ này dùng để xem xét và đánh giá các tác động của cung – cầu đối với một tài sản sẽ ảnh hưởng đến giá ra sao. Thông thường, phân tích kỹ thuật sẽ được dùng trong các chiến lược đầu tư ngắn hạn.
Sau đây là những đặc điểm nổi bật của phương pháp PTKT:
- Các nhà phân tích kỹ thuật sẽ sử dụng đồ thị về khối lượng, đồ thị giá trong quá khứ để có cơ sở để đưa ra những dự báo chính xác trong tương lai.
- Ngoài đầu tư lướt sóng PTKT cũng được áp dụng trong các đầu tư ở khoảng thời gian kéo dài trung và dài hạn.
- Các nhà đầu tư dựa vào các công cụ như: đường xu hướng, Fibonacci, sóng Elliott, chỉ báo, mô hình giá, mô hình nến đảo chiều… đưa ra dự đoán cho các diễn biến, điểm đảo chiều của giá.
Ưu – Nhược điểm của PTKT
Tương tự như các phương pháp phân tích khác. Thì phương pháp phân tích kỹ thuật cũng tồn tại những ưu điểm, cũng như những nhược điểm còn thiếu sót. Cụ thể về phương pháp phân tích này như sau:
Ưu điểm
- PTKT được áp dụng trong nhiều thị trường khác nhau như: Forex, chứng khoán, hàng hoá, tiền điện tử,…
- Với hơn 300 công cụ chỉ báo, cùng nhiều mẫu hình nến giúp việc phân tích được hiệu quả, xác suất thành công cao hơn.
- Tìm được điểm vào lệnh/ thoát lệnh tối ưu hơn rất nhiều so với phân tích cơ bản.
- Các chỉ báo hỗ trợ PTKT được tích hợp sẵn trên nền tảng giao dịch MT4, MT5, và TradingView, rất dễ để sử dụng.
- Hầu hết các lệnh giao dịch đều có cơ sở đến từ chỉ báo, mô hình giá,… Mà không theo ý kiến chủ quan của người giao dịch, nên độ thành công khá cao.
- Cung cấp cho trader cái nhìn toàn cảnh về cung cầu của thị trường.
Nhược điểm
- Dựa vào PTKT để đưa ra các quyết định giao dịch thông qua các tín hiệu trên biểu đồ giá, đôi khi nó mang tính chủ quan của từng cá nhân.
- Tham gia vào khung thời gian dài hạn, ít nhiều giá sẽ bị ảnh hưởng bởi những tác động như: kinh tế, chính trị,… khiến việc PTKT trở nên không phù hợp.
- Thông thường, PTKT sẽ dựa vào dữ liệu giá quá khứ để dự đoán xu hướng giá trong tương lai, nên các tín hiệu sẽ có độ trễ nhất định.
- Yêu cầu các trader phải có kinh nghiệm trong việc phân tích và biết cách sử dụng các chỉ báo, công cụ phù hợp.
Các công cụ PTKT trong Forex
Các công cụ phân tích kỹ thuật được áp dụng trong nhiều tình huống trên thị trường Forex. Và những công cụ phân tích kỹ thuật đang được các nhà đầu tư sử dụng nhiều có thể kể đến như:
Lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow được coi là nền tảng phân tích kỹ thuật. Dựa vào lý thuyết ngày người ta đã triển khai thêm nhiều chỉ báo khác sau này như RSI, trendline, sóng Elliott, MACD,… Trong giới đầu tư tài chính thì lý thuyết Dow được coi là cơ sở hệ thống của toàn bộ nghiên cứu khác trên thị trường.
Dựa vào lý thuyết Dow nhà đầu tư có được những thông tin hoàn toàn đúng đắn để xác định được xu hướng và diễn biến trong từng giai đoạn đầu tư. Đồng thời cũng nắm được toàn bộ bức tranh về cung cầu của thị trường.
Lý thuyết sóng Elliott
Theo lý thuyết sóng Elliott chỉ ra mọi biến động trên thị trường đều diễn ra theo một quy luật có tính chu kỳ. Điều này là do tâm lý của nhà đầu tư luôn có xu hướng lặp lại theo thời gian. Dựa vào lý thuyết sóng Elliott trader có thể dự đoán được các hành động giá trong tương lai và tìm được điểm vào lệnh, chốt lời được hiệu quả hơn.
Xu hướng giá
Đây là những công cụ được dùng để xác định và xác nhận xu hướng của giá trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Đó có thể là đường trendline, kênh giá hoặc là đường MA…
Các mô hình giá
Đây là công cụ phổ biến được rất nhiều trader sử dụng khi tìm điểm điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời tiềm năng. Trong thực tế có rất nhiều mẫu hình giá, những mẫu hình này được các chuyên gia đúc kết lại từ lịch sử giá trong quá khứ và nó luôn có xu hướng lặp lại là do tâm lý của nhà đầu tư. Mô hình giá sẽ được chia thành 3 loại gồm:
- Mô hình giá đảo chiều: Những mô hình này sẽ cung cấp cho trader các tín hiệu Buy/Sell đảo chiều tiềm năng khi vừa hoàn thành. Mô hình đảo chiều sẽ gồm các mẫu hình như: mô hình vai đầu vai, 2 đỉnh, 2 đáy, 3 đỉnh, 3 đáy,…
- Mô hình giá tiếp diễn: Cung cấp cho trader tín hiệu xu hướng sẽ còn tiếp tục, đoạn hình thành mô hình giá chỉ là sự tạm dừng, điều chỉnh của xu hướng. Một số mô hình giá tiếp diễn điển hình gồm: lá cờ, hình chữ nhật…
- Mô hình giá lưỡng tính: Chỉ cung cấp tín hiệu kho mô hình hoàn thành. Điển hình như mô hình tam giác đối xứng, cái nêm, cốc, tay cầm ngược.
Các chỉ báo
Là tập hợp các nhóm chỉ báo phân tích kỹ thuật được giới chuyên gia tài chính tìm ra và sử dụng trong thời gian dài trên thị trường Forex. Tới nay, chỉ báo phân tích kỹ thuật cũng đã được tính toán tự động và được cung cấp cho nhà giao dịch hoàn toàn miễn phí trên các nền tảng giao dịch khác nhau. Những công cụ này sẽ cung cấp cho trader cái nhìn về xu hướng cũng như cung cấp điểm quá mua, quá bán, vào lệnh, thoát lệnh tiềm năng.
Hiện nay, có 4 nhóm chỉ báo kỹ thuật đang được các nhà giao dịch sử dụng thường xuyên, gồm:
- Chỉ báo xu hướng: Gồm các chỉ báo: Đường trung bình di động (MA), chỉ báo Ichimoku, chỉ số SAR Parabolic, Bollinger band…
- Chỉ báo dao động: Gồm các chỉ báo như: ATR, CCI, MACD, RSI, Momentum, Stochastic…
- Chỉ báo khối lượng: Gồm các chỉ báo: chỉ số dòng tiền (Money Flow Index – MFI), đường tích lũy/ phân phối (A/D), khối lượng cân bằng (on-balance volume – OBV), …
Dãy số Fibonacci trong PTKT
Sử dụng dãy số Fibonacci để xác định các điểm quan trọng trong quá trình di chuyển của giá, mức kháng cự, hỗ trợ, đặt lệnh dừng lỗ hoặc giá mục tiêu.
Sử dụng dãy số Fibonacci trong phân tích kỹ thuật giúp các nhà giao dịch dự đoán được các ngưỡng cản, điểm đảo chiều của một xu hướng. Từ đó, trader có thể tận dụng cho các chiến lược giao dịch của bản thân.
Các mẫu hình nến
Các mẫu hình nến đơn, đôi, ba sẽ giúp các trader nhận biết chính xác được biến động giá cả trên thị trường. Từ đó đưa ra những dự đoán được bước đi tiếp theo của hành động giá. Từ đó có thể tìm được điểm vào lệnh, thoát lệnh tối ưu hơn.
Trong đó, có những mẫu hình nến quan trọng mà trader cần nắm vững như:
- Các mẫu hình nến Nhật cơ bản: Pin Bar, Fakey, Inside bar,…
- Các mẫu hình nến đảo chiều giảm: Nến nhấn chìm giảm, nến sao hôm, nến ba con quạ đen, nến Doji bia mộ, nến Hanging man,..
- Các mẫu hình nến đảo chiều tăng: Nến nhấn chìm tăng, nến Sao mai, nến Doji chuồn chuồn, nến búa, nến búa ngược,…
- Các mẫu hình nến tiếp diễn: Mô hình giảm giá 3 bước (Falling Three Methods), mô hình tăng giá 3 bước (Rising Three Methods),…
Kết luận
Trên đây là toàn bộ các thông tin về phương pháp phân tích kỹ thuật trong Forex, dành cho nhà đầu tư có cơ sở chi tiết để tham khảo và đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp. Phân tích kỹ thuật luôn là phương pháp thông dụng và quan trọng được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn, từ đó giúp họ gặt hái được nhiều thành công, mang về nhiều lợi nhuận cao hơn.