Pivot Point là gì? Chiến lược giao dịch với điểm xoay Pivot

8th Street Grille
Đăng ngày: 12/11/2022 - Cập nhật: 2:06 PM - 02/12/2022

Để xác định hỗ trợ/kháng cự bạn có thể sử dụng đường xu hướng trendline, kênh giá hoặc Fibonacci. Ngoài ra, vẫn còn một công cụ dùng để xác định vùng kháng cự/hỗ trợ khá hiệu quả nhưng lại ít được biết đến đó chính là Pivot Point. Vậy cụ thể, Pivot Point là gì? Cách xác định điểm xoay Pivot Point như thế nào? Hãy 8th Street Grille cùng tìm hiểu nhé.

Pivot Point là gì?

Pivot Point hay còn gọi là điểm xoay là một công cụ phân tích kỹ thuật giúp nhận diện các mức hỗ trợ, kháng cự mà tại đây giá có xu hướng đảo chiều. 

Không giống như các chỉ báo kỹ thuật khác, PP là một mức hỗ trợ kháng cự “cứng” chứ không biến động theo giá như đường MA hay chỉ báo Stochastic… Các vùng hỗ trợ kháng cự khác của PP giống với các mức của Fibonacci. Nhưng với Fibonacci, nhà đầu tư sẽ phải đo đạc theo đỉnh và đáy nên cũng thay đổi tùy vào vùng giá. Nhưng với PP, công thức tính toán là như nhau trong mọi trường hợp.

Pivot Point

PP sẽ phù hợp với các trader theo phong cách giao dịch ngắn hạn. Họ thường kiếm lợi nhuận khi giá breakout hoặc bật lại khi chạm vào hỗ trợ, kháng cự từ PP để giao dịch.

Cấu tạo của điểm xoay Pivot

Trên biểu đồ PP sẽ đánh dấu rõ ràng về các mức hỗ trợ và kháng cự. Trong đó:

  • Đường Pivot hay còn gọi là đường trung tâm P, trục giữa.
  • S(Support): đường hỗ trợ
  • R (Resistance): đường kháng cự

Thông thường điểm xoay sẽ bao gồm 7 đường: 1 đường trục PP, 3 đường hỗ trợ S1, S2, S3 nằm phía trên trục PP và 3 đường kháng cự R1, R2, R3 nằm phía dưới trục PP.

Cách tính điểm xoay Pivot

PP được cấu tạo gồm 7 đường như chúng tôi đã chia sẻ ở trên và các đường này có công thức tính khác nhau. Cụ thể như sau:

Trục xoay hay điểm xoay PP được tính theo công thức như sau:

Pivot Point = [Giá cao nhất (nến trước) + Giá thấp nhất (nến trước) + Giá đóng cửa (nến trước)] / 3

Các mức hỗ trợ, kháng cự được tính theo công thức như sau:

  • Hỗ trợ và kháng cự đầu tiên
    • Kháng cự 1 (R1) = (2 x PP) – Giá thấp nhất phiên trước
    • Hỗ trợ 1 (S1) = (2 x PP) – Giá cao nhất phiên trước
  • Hỗ trợ và kháng cự thứ 2:
    • Kháng cự 2 (R2) = PP + (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)
    • Hỗ trợ 2 (S2) = PP – (giá cao nhất phiên trước – giá thấp nhất phiên trước)
  • Hỗ trợ và kháng cự thứ 3:
    • Kháng cự 3 (R3) = Giá cao nhất phiên trước + 2 x (PP – giá thấp nhất phiên trước)
    • Hỗ trợ 3 (S3) = Giá thấp nhất phiên trước – 2 x (Giá cao nhất phiên trước – PP)

Hướng dẫn cài đặt Pivot Point trên MT4

Hiện tại, nền tảng giao dịch MT4 chưa tích hợp sẵn điểm xoay Pivot, cho nên nếu muốn sử dụng thì trader cần phải cài đặt Pivot Point vào MT4. Nếu như bạn chưa biết cách cài đặt như thế nào thì hãy tham khảo ngay các bước dưới đây của chúng tôi.

  • Bước 1: Tải và cài đặt điểm xoay Pivot về máy

Trước tiên, trader cần phải tải điểm xoay về máy qua đường link này. Sau đó, mở file vừa tải lên và tiến hành giải nén.

  • Bước 2: Trên thanh Toolbar, bạn chọn File => Chọn tiếp “Open Data Folder” => Chọn MQL4 => Chọn mục Indicators.

cai dat diem xoay pp

  • Bước 3: Copy file PP vừa download về và dán vào mục Indicator. Khi này bạn đã cài đặt thành công chỉ báo PP vào MT4
  • Bước 4: Để cài đặt PP trên biều đồ giá, bạn vào mục Navigators => Chọn ” Indicators” => Chọn tiếp FXI Pivots là đã thành công thêm PP vào biểu đồ giá.

Cách giao dịch với điểm xoay Pivot

Như đã giới thiệu ở trên, có 2 cách giao dịch cơ bản với điểm xoay PP là giao dịch khi giá chạm đường kháng cự/hỗ trợ bật lại và breakout khỏi các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Ngoài ra, để an toàn trader có thể kết hợp PP với nến đảo chiều, chỉ báo MACD. Sau đây là các chiến lược chi tiết.

Giao dịch khi giá chạm vào hỗ trợ, kháng cự bật lại

Cũng giống như các vùng hỗ trợ, kháng cự khác, khi giá chạm vào sẽ có xu hướng bật ngược trở lại. Vì thế, trader có thể tận dụng để giao dịch. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trader nên chọn các đường kháng cự, hỗ trợ mạnh mà giá liên tục chạm vào các đường này nhưng không thể phá vỡ. 

giao dich voi diem xoay

Cách giao dịch như sau:

  • Nếu giá gần chạm vào đường kháng cự phía trên PP, trader sẽ tiến hành đặt lệnh Sell tại vùng kháng cự này. Stop loss bên trên kháng cự và Take profit ở mức hỗ trợ bên dưới đường trung tâm.
  • Nếu giá gần chạm vào đường hỗ trợ phía dưới PP, trader sẽ tiến hành đặt lệnh Buy tại vùng hỗ trợ này. Stop loss sẽ được đặt bên dưới hỗ trợ và Take profit ở mức kháng cự bên trên đường trung tâm.

Giao dịch theo điểm phá vỡ

Tương tự như với hỗ trợ, kháng cự thì khi giá sau khi breakout khỏi những vùng này sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Trader cũng có thể tận dụng để giao dịch breakout như sau: Buy khi giá phá vỡ các ngưỡng kháng cự R1, R2, R3 đi lên và Sell khi giá đi xuống và phá vỡ các mức hỗ trợ S1, S2, S3 đi xuống.

giao dich voi PP

Cách giao dịch chi tiết như sau:

  • Vào lệnh: Sẽ có 2 cách để bạn vào lệnh là tại cây nến phá vỡ hoặc sau khi giá quay lại test lại ngưỡng kháng cự phá vỡ. Nhưng với chiến lược vào lệnh retest bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội nếu giá đi thẳng nhưng cách vào lệnh này sẽ hạn chế được tình trạng phá vợ giả.
  • Stop loss: Bạn nên đặt cắt lỗ bên dưới điểm kháng cự phá vỡ với lệnh Buy và bên trên điểm hỗ trợ phá vỡ với lệnh sell.
  • Take profit: Trader nên đặt chốt lời tại các ngưỡng kháng cự tiếp theo với lệnh Buy và hỗ trợ tiếp theo với lệnh Sell.

Giao dịch theo đường PP trung tâm

Ngoài giao dịch theo các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự của PP thì trader cũng có thể sử dụng đường trung tâm PP để giao dịch. Bạn sẽ dựa vào vị trí của giá so với đường PP để xác định xem phe mua hay bán đang giữ vị thế, sau đó tiến hành vào lệnh như sau:

  • Nếu giá phá lên PP cho thấy người mua đang nắm giữ thị trường, khi này bạn có thể mua vào với lệnh Buy.
  • Nếu giá phá qua PP đi xuống chứng tỏ phe bán đang kiểm soát thị trường, trader có thể vào lệnh Sell.

giao dich theo pp trung tam

  • Điểm vào lệnh: tại cây nến bứt phá qua đường PP trung tâm hoặc chờ xác nhận của cây nến xanh/đỏ sau khu break out.
  • Cắt lỗ: Bên trên đường trung tâm PP với lệnh Sell và bên dưới đường trung tâm PP với lệnh Buy.
  • Chốt lời: Tại các cùng S, R tiếp theo tùy theo lệnh vào là Buy hay Sell.

Kết hợp Pivot Point với mô hình nến đảo chiều

Tại các vùng hỗ trợ, kháng cự được tạo bởi PP giá bật lại nếu có sự xác nhận của các mẫu hình nến đảo chiều thì khả năng đảo chiều sẽ cao hơn. Với chiến lược này trader sẽ giao dịch như với chiến lược giá chạm vào hỗ trợ, kháng cự và bật lại ở trên. Cụ thể:

Kết hợp Pivot Point với mô hình nến đảo chiều.

  • Điểm vào lệnh: Tại giá đóng cửa của cây nến đảo chiều tại các vùng kháng cự/hỗ trợ
  • Điểm cắt lỗ: Bên trên đường kháng cự với lệnh Sell và bên dưới đường  hỗ trợ với lệnh Buy.
  • Điểm chốt lời: Tại các mức R1, R1, R3 với lệnh Buy và S1, S2, S3 với lệnh Sell.

Kết hợp Pivot Point với  MACD

Tín hiệu giao cắt từ MACD và đường tín hiệu sẽ giúp trader xác nhận lại xu hướng là tăng hay giảm để thực hiện chiến lược break out khỏi các vùng hỗ trợ/kháng cự. Cụ thể:

  • Thực hiện lệnh Buy: Giá di chuyển break out khỏi các ngưỡng kháng cự R1, R2, R3. Đồng thời được xác nhận tăng giá bởi tín hiệu MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên và biểu đồ Histogram cũng chuyển lên trên.
  • Thực hiện lệnh Sell: Giá di chuyển break out khỏi các ngưỡng hỗ trợ S1, S2, S3 đi xuống. Đồng thời được xác nhận giảm giá bởi tín hiệu MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống và biểu đồ Histogram cũng chuyển xuống dưới.

Kết hợp Pivot Point với  MACD

Cách vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời được thực hiện tương tự như với chiến lược break out khỏi hỗ trợ, kháng cự, sự góp mặt của MACD chỉ có tác dụng xác nhận lại tín hiệu break out.

Một số lưu ý về Pivot Point

Cũng như mọi công cụ phân tích kỹ thuật khác thì Pivot Point sẽ có những nhược điểm riêng. Để không mắc sai lầm khi giao dịch với công cụ này trader cần lưu ý những điều sau:

  • Tín hiệu mà Pivot Point trên các khung thời gian đều giống nhau do đều sử dụng duy nhất 1 công thức tính toán. Nhưng giá trị các điểm xoay này sẽ thay đổi theo từng ngày.
  • Trader không nên sử dụng riêng lẻ mình tín hiệu từ PP để giao dịch mà nến kết hợp với tối thiểu 2 – 3 công cụ khác.
  • Tuyệt đối không được quên cắt lỗ, chốt lời khi giao dịch với điểm xoay. Đồng thời phải có chiến lược quản lý rủi ro, phân bổ vốn khi giao dịch phù hợp.

Kết luận

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về chỉ báo Pivot Point. Mong rằng trader đã hiểu được Pivot Point là gì và có thể áp dụng công cụ này vào phân tích kỹ thuật. Tuy nhiên, bạn cũng cần nhớ rằng các chiến lược mà chúng tôi chia sẻ ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cho nên bạn hãy vận dụng những kiến thức này để thực hành demo sau đó tự rút ra chiến lược cho mình nhé.

8th Street Grille
Chuyên gia Forex
Đánh giá bài viết