Polkadot là gì? Có nên đầu tư Polkadot coin không?

8th Street Grille
Đăng ngày: 13/01/2023 - Cập nhật: 2:18 PM - 30/01/2023

Hiện nay lĩnh vực công nghệ chứng kiến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều nền tảng Blockchain. Tuy vậy không phải nền tảng nào mới ra đời cũng nhận được sự quan tâm và kỳ vọng cao như Polkadot. Thậm chí, Polkadot còn được đánh giá là đối thủ đáng gờm của Ethereum trong tương lai. Vậy Polkadot là gì? Hãy cùng 8th Street Grille tìm hiểu những thông tin quan trọng về Polkadot nhé.

Polkadot là gì?

Polkadot là một công nghệ đa chuỗi (multi-chain), không đồng nhất (heterogenenous) và có khả năng mở rộng. Mạng có khả năng kết nối nhiều blockchain riêng biệt thành một mạng thống nhất và cho phép chúng trao đổi dữ liệu với nhau một cách an toàn. Polkadot có khả năng kết nối mọi blockchain từ công khai đến riêng tư. 

Cụ thể thì một blockchain riêng lẻ trong hệ sinh thái Polkadot được gọi là parachain và parathreads, chuỗi chính được gọi là Relaychain. Ý tưởng là các parachain có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau và được bảo vệ bởi Relaychain. 

Relaychain đóng vai trò là lớp quản trị của mạng, trong khi các parachain được bán đấu giá. Parachain đấu giá thắng cuộc sẽ được liên kết vào mạng Polkadot và hưởng mọi lợi ích từ mạng này. Bất cứ nhà phát triển hoặc công ty nào cũng có thể tạo ra Parachain thông qua Substrate – một framework để tạo ra tiền điện tử và các hệ thống phi tập trung. 

Giao thức Polkadot được tạo bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Blockchain, trong đó nổi bật là Gavin Wood – người đồng sáng lập Ethereum. Dự án đã huy động được hơn 144.3 triệu đô la vào đợt bán đầu tiên (ICO) vào tháng 10 năm 2017. Khối ban đầu (block genesis) của Polkadot được phát hành vào tháng 5/2020. Hiện dự án đang được phát triển bởi một quỹ đến từ Thụy Sĩ có tên là Web3 Foundation. 

Polkadot la gi

 

Polkadot hoạt động như thế nào?

Polkadot ra đời để giải quyết hàng loạt các vấn đề mà blockchain cũ đang gặp phải như khả năng mở rộng, khả năng tương tác… thông qua công nghệ và cách thức hoạt động như sau: 

1. Những vấn đề của Blockchain thế hệ cũ

Polkadot cung cấp giải pháp cho những vấn đề mà các Blockchain thế hệ cũ đang đối mặt, đó là tốc độ giao dịch & khả năng mở rộng, khả năng tương tác và mức độ chấp nhận của người dùng. 

  • Tốc độ giao dịch & khả năng mở rộng: Hiện tại ngay cả các anh lớn của thị trường crypto vẫn chưa cải thiện được đáng kể tốc độ giao dịch của mình. Trong khi Ethereum đạt 25 giao dịch/s (TPS) thì Bitcoin chỉ đạt khoảng 7 TPS. Thật khó để có thể cạnh tranh với những dịch vụ thanh toán hiện tại, chẳng hạn Visa (24.000 – 40.000 TPS). Tốc độ giao dịch thấp đồng nghĩa khả năng mở rộng của những Blockchain này trở nên hạn chế.
  • Khả năng tương tác: Thực tế thì việc truyền dữ liệu giữa các mạng Blockchain khác nhau không thể thực hiện trực tiếp mà đòi hỏi quá trình chuyển đổi phức tạp gây kém thời gian và chi phí.
  • Mức độ chấp nhận của người dùng: Mặc dù được coi như cuộc cách mạng công nghệ nhưng Blockchain hiện vẫn là điều gì đó khá mới mẻ với phần lớn người dùng. Điều đó đặt ra yêu cầu các công nghệ phải thật sự đơn giản và có tính ứng dụng cao trong đời sống.

2. Cấu trúc của mạng lưới

Cấu trúc mạng lưới Polkadot gồm bốn thành phần chính: Relay chain (Chuỗi chính), Parachain (Chuỗi mở rộng), Parathreat và Bridge (Cầu nối). Polkadot hợp nhất các chuỗi con riêng lẻ – Parachain/Parathreat vào một mạng lưới chung. Các chuỗi con này sẽ kết nối với nhau thông qua sự đảm bảo của Relay chain. Cụ thể:

  • Relaychain: Đây được xem như trái tim của Polkadot. Nó chịu trách nhiệm chính trong bảo mật mạng, tạo sự đồng thuận và kết nối cross-chain. Trên Relaychain, các trình xác thực (Validator) sẽ tiến hành phân tách, bổ sung các giao dịch mới trên chuỗi và thực hiện xác thực chúng. 
  • Parachain: Đây là những chuỗi con được kết nối với Relaychain để tận dụng tối đa các tính năng của mạng lưới. Parachain là cơ chế cho phép mạng lưới mở rộng về quy mô nhanh chóng, đồng thời giúp gia tăng tính bảo mật, minh bạch cho mạng. Đây cũng nơi thực hiện hầu hết các nhiệm vụ tính toán của mạng lưới. Parachain có thể là Blockchain hoặc Data Structure (cấu trúc dữ liệu) hay Dapp (ứng dụng phi tập trung)… miễn là chúng có thể cung cấp bằng chứng được xác thực bởi Validator.
  • Parathreat: Tương tự như Parachain nhưng không có khả năng kết nối liên tục với Relay chain. Parathreat hoạt động theo kiểu “trả tiền khi sử dụng” giúp tiết kiệm chi phí cho các dự án thử nghiệm Polkadot mà không có nhu cầu kết nối thường trực.
  • Bridge: Cầu nối bao gồm các module và contract giúp kết nối Polkadot với các mạng lưới khác như Bitcoin và Ethereum. Thành phần này giúp tăng khả năng tương tác của hệ thống.
Polkadot la gi

3. Các tác nhân trong mạng lưới

Trong mạng lưới Polkadot có 4 tác nhân (actor) chính:

  • Validator (trình xác thực): Validator được xem như nhân tố quan trọng nhất trong mạng lưới, chịu trách nhiệm xác thực và thêm khối mới vào Relaychain. Để trở thành Validator thì cần phải là một nút không bị downtime và đóng góp lượng DOT đáng kể. 
  • Nominator (người đề cử): Nominator ủy quyền một phần DOT của mình để đề cử Validator. Khi Validator nhận được phần thưởng từ việc xác minh giao dịch và tạo khối mới thì một phần trong phần thưởng đó được chia cho Nominator.
  • Collator (người giám sát): Có vai trò giám sát các giao dịch trên Parachain và gửi bằng chứng cho Validator để đảm bảo an ninh hệ thống.
  • Fisherman: Giám sát và báo cáo các hành vi sai lệch trên mạng lưới cho Validator.

4. Cơ chế đồng thuận thế hệ mới – NPoS

Mạng lưới Polkadot đi tiên phong trong việc sử dụng cơ chế bằng chứng cổ phần thế hệ mới là Nominated Proof of Stake (NPoS). NPoS sử dụng biểu quyết của các bên liên quan để xác định những nút nào có thể tham gia vào quá trình xác thực và tạo khối mới.

Cơ chế này như sau:

  • Đầu tiên là Validator sẽ stake token dưới dạng thế chấp. Họ phải cam kết không vi phạm quy tắc và hoàn thành đúng nhiệm vụ. Nếu có hành vi gây hại đến mạng lưới, số tiền token thế chấp sẽ bị cắt một phần. Ngược lại, nếu hoàn thành tốt công việc sẽ được nhận thưởng.
  • Nominator cũng sẽ dùng token của mình để bầu chọn Validator (số token này cũng sẽ bị khóa như kiểu thế chấp). Nếu Validator hoàn thành nhiệm vụ thì họ cũng sẽ nhận được thưởng theo tỷ lệ đóng góp, ngược lại nếu Validator có hành vi gây tổn hại cho mạng lưới thì Nominator cũng sẽ bị cắt một phần token trong pool. 
  • Collators thực hiện nhiệm vụ duy trì các parachain bằng cách đối chiếu các giao dịch từ parachain từ người dùng và gửi các bằng chứng giao dịch này cho validator. 
  • Fishman có trách nhiệm thúc đẩy hành vi tốt trong mạng lưới. Họ giám sát hệ thống và liên tục chứng minh hành vi xấu của validator. Nếu hành vi sai được chứng minh, validator sẽ mất một số hoặc tất cả cổ phần của họ cho validator khác. 

Điều này giúp tăng độ bảo mật của mạng lưới nhờ việc hạn chế hành vi sai lệch (vì chẳng ai muốn bị phạt tiền cả). Số lượng Validator sẽ không bị thay đổi dù cho số người tham gia có tăng nhằm đảm bảo sự ổn định của mạng. 

Những điểm đặc biệt của Polkadot

Dự án Polkadot đã và đang gây được tiếng vang lớn trong thị trường crypto, có thể kể tên hàng loạt các điểm nổi bật của dự án như: 

1. Được xây dựng với công nghệ đột phá

Có thể kể tên hàng loạt các công nghệ đột phá mà Polkadot đang sử dụng như sau: 

  • Relaychain của Polkadot được xây dựng bằng Substrate, một framework mạnh mẽ chuyên dùng để thiết kế các mạng lưới Blockchain, nhằm tận dụng ưu điểm của các dự án Blockchain trước đó.
  • Máy giả định (State machine) của Polkadot được biên dịch và thực thi bằng WebAssugging (Wasm), một môi trường giả định siêu hiệu suất cho phép hỗ trợ nhiều ngôn ngữ hiện nay như Rust, C/C++, C #…. Điển hình là Wasm đã và đang được phát triển và sử dụng bởi các công ty lớn như Google, Apple, Microsoft và Mozilla. 
  • Mạng (network) của Polkadot sử dụng libp2p, một network frame đa nền tảng và linh hoạt dành cho các ứng dụng ngang hàng (peer-to-peer). Libp2p được đánh giá là tiêu chuẩn cho các ứng dụng phi tập trung (Dapp) trong tương lai, libp2p giúp xử lý các vấn đề bảo mật, giao tiếp, khám phá nội dung (Content Discovery)… trong hệ sinh thái Polkadot.

2. Tiêu chuẩn giao tiếp cross-chain an toàn – XCM

Polkadot sử dụng XCM – một tiêu chuẩn giao tiếp xuyên chuỗi (cross-chain) cho phép các Blockchain với thiết kế khác nhau dễ dàng trao đổi dữ liệu tùy ý một cách an toàn. Điều này đã mở ra triển vọng về các ứng dụng và dịch vụ cross-chain nhằm khai thác các tính năng và lợi ích của các chuỗi khác nhau.

3. Giao thức xanh, tiết kiệm năng lượng

Thật khó để xem blockchain như cuộc cách mạng công nghệ nếu nó tiếp tục lãng phí quá nhiều năng lượng như hiện nay. 

Nhờ việc sử dụng giao thức NPoS, Polkadot được xem như sự đổi mới trong lĩnh vực Blockchain khi sử dụng mức năng lượng thấp hơn rất nhiều so với các mạng sử dụng POW. Thậm chí, mức sử dụng này cũng ít hơn so với các dự án dựa trên PoS.

4. Cơ chế quản trị on-chain minh bạch

Mạng lưới Polkadot khuyến khích tất cả người dùng nắm giữ DOT (thậm chí chỉ với 1 DOT) tham gia vào việc quản trị hệ thống nhằm xây dựng một mạng lưới minh bạch. Ngoài ra, các parachain được tự do thiết kế cơ chế quản trị riêng của mình miễn là không ảnh hưởng đến các parachain khác.

4. Có kho bạc on-chain để tài trợ cho các dự án phi tập trung

Hệ thống quản trị của Polkadot có kho bạc trực tuyến để tài trợ các dự án phát triển mạng lưới. Bất kỳ chủ sở hữu DOT nào cũng có thể gửi đề xuất tài trợ cũng như đề cử thành viên nhận thưởng dựa trên công việc đã hoàn thành.

Với giá trị lên đến hàng chục triệu DOT, kho bạc này thể hiện nguồn lực mạnh mẽ của Web3 nhằm thúc đẩy sự đổi mới công nghệ.

5. Sử dụng thuật toán Grandpa đáng tin cậy

Polkadot triển khai GRANDPA trên Relaychain để tạo ra một mạng lưới an toàn và linh hoạt hơn.

Điểm đáng chú ý là GRANDPA đạt được các thỏa thuận trên chuỗi chứ không phải theo block, giúp tăng tốc quá trình hoàn thiện. Trong điều kiện mạng tốt, GRANDPA có thể hoàn thiện các khối gần như ngay lập tức. Trong điều kiện mạng không tốt như phân vùng mạng, GRANDPA có thể hoàn thành số lượng lớn khối (về lý thuyết là hàng triệu) cùng một lúc khi phân vùng được giải quyết.

6. Tốc độ nhanh chóng và khả năng mở rộng đáng kinh ngạc

Polkadot cho phép lưới xử lý hàng nghìn giao dịch song song trên các chuỗi khác nhau giúp rút ngắn thời gian giao dịch. Hiện Polkadot đạt tốc độ trên 1000 TPS – một con số ấn tượng với một mạng lưới Blockchain – và con số này được đội ngũ phát triển kỳ vọng sẽ tăng lên đến 1,000,000 TPS trong tương lai. 

Ngoài ra, Polkadot cho phép kết nối không giới hạn các Parachain vào mạng lưới thông qua cơ chế cross-chain. Điều này cho phép Polkadot có  khả năng mở rộng vô cùng ấn tượng và hứa hẹn có đa dạng các ứng dụng trong tương lai.

7. Khả năng tương tác linh hoạt với các mạng lưới khác

Thông qua thành phần bridge cho phép truy cập và tương tác với các mạng lưới rộng lớn hơn như Ethereum và Bitcoin. Thông qua tính năng này giúp Polkadot có thể tạo ra các sàn giao dịch phi tập trung mà trên các DEX này người dùng có thể mua bán, trao đổi trực tiếp các đồng coin của nhiều dự án blockchain khác nhau mà không cần thông qua một sàn trung gian nào. 

8. Khả năng cá nhân hóa mạnh mẽ với Substrate

Như đã giới thiệu thì Substrate là một framework vô cùng mạnh mẽ cho phép các nhà phát triển có thể tự xây dựng một parachain hoặc parathead của riêng mình chỉ vài phút. 

Tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu của từng dự án, nhà phát triển có thể bổ sung các tính năng ưu việt từ các mạng lưới blockchain vào ứng dụng của mình. Ngay khi Parchain được kết nối với mạng Polkadot, parchain sẽ được hưởng trọn vẹn an ninh và tính phi tập trung. 

Như vậy nếu bạn muốn xây dựng một parachain về game NFT, bạn hoàn toàn có thể tạo ra một parachain tối ưu cho NFT mà không cần phải phụ thuộc vào một blockchain có sẵn nào, không phải phụ thuộc vào công nghệ của blockchain đó mà không thể sáng tạo được dự án của mình. 

9. Nâng cấp hệ thống dễ dàng mà không xảy ra fork

Khác với các mạng Blockchain truyền thống, việc nâng cấp trên Polkadot không gặp phải vấn đề hard fork do tích hợp những tính năng mới và thực hiện sửa lỗi. Nhờ vậy, những update mới và sửa lỗi được tích hợp nhanh chóng giúp gia tăng hiệu suất mạng lưới và tránh tình trạng phân tách (hard fork) mạng lưới. 

10. Bảo mật hệ thống mạnh mẽ

Như đã đề cập thì Polkadot sử dụng những công nghệ tiên tiến và có độ bảo mật cao, đặc biệt cơ chế đồng thuận NPoS. Khi có càng nhiều Parachain được kết nối với Relaychain thì tính bảo mật và độ an toàn càng cao.

So sánh Polkadot và Ethereum

Là hệ sinh thái sinh sau đẻ muộn, Polkadot được xây dựng dựa trên nền tảng của Ethereum để tận dụng những ưu điểm sẵn có cũng như cải tiến để tạo ra nền tảng sáng tạo riêng. Dưới đây là so sánh giữa Polkadot và Ethereum theo một số tiêu chí:

  Polkadot Ethereum
Lịch sử Mới được xây dựng và đang trong hoàn thiện Đã có tên tuổi trong thị trường crypto và smart contract
Kết nối chuỗi bất kỳ Có thể kết nối với chuỗi bất kỳ trên cơ chế cross-chain Chỉ có thể giao dịch với các smart contract chạy trên nền tảng
Ngôn ngữ lập trình Rust với framework Substrate Solidity
Cơ chế đồng thuận NPoS Phiên bản 1.0 là PoW. Phiên bản 2.0 là PoS
Đa chuỗi  Có tích hợp đa chuỗi parachain, parathread Chỉ hỗ trợ ở phiên bản 2.0.
Tốc độ giao dịch Trên 1000 TPS, kỳ vọng sẽ nâng lên thành 1M TPS V1.0 khoảng 30 TPS, V2.0 kỳ vọng thành 100k TPS
Số lượng Dapp: 185  (update 2022) 2000

Đội ngũ phát triển Polkadot

Đội ngũ phát triển của Polkadot bao gồm nhà sáng lập tài ba, đứng đằng sau là một tổ chức phát triển mạnh mẽ. 

1. Về cá nhân

Polkadot được sáng lập bởi những chuyên gia hàng đầu trong nghiên cứu, phát triển công nghệ Blockchain: 

  • Dr. Gavin Wood – CEO: Gavin là một trong những người tiên phong trong việc nghiên cứu và phát triển công nghệ Blockchain với tư cách co-founder và CTO của Ethereum. Ông đã phát minh ra nhiều thành phần cơ bản của công nghệ Blockchain như Solidity, cơ chế Proof-of-Authority và Whisper. Gavin hiện là Chủ tịch của Web3 Foundation và điều hành các dự án Polkadot, Substrate. 
  • Robert Habermeier – Co-founder: Robert là thành viên của quỹ Thiel Fellow danh giá và đồng sáng lập của Polkadot. Ông có nền tảng vững chắc trong nghiên cứu và phát triển Blockchain, các hệ thống phân tán và mật mã học. Là thành viên lâu năm của cộng đồng Rust, ông đã tập trung vào xây dựng các giải pháp song song và hiệu quả cao dựa trên tính năng của ngôn ngữ này.
  • Peter Czaban – Co-founder: Peter là đồng sáng lập của Polkadot và CTO của Web3 Foundation. Ông lấy bằng Thạc sĩ Kỹ thuật tại Đại học Oxford và tập trung vào mảng Bayesian Machine Learning. Ông đã tham gia nhiều dự án về mesh networks, CSDL phân tán, machine learning, phát triển doanh nghiệp,…

2. Về tổ chức phát triển

Web3 Foundation là tổ chức đóng vai trò chính hỗ trợ tài chính và nghiên cứu phát triển hệ sinh thái Polkadot. 

Web3 Foundation là một trong những tổ chức hàng đầu của trong phát triển các công nghệ và ứng dụng sử dụng giao thức phi tập trung. Web3 Foundation từng được đánh giá là đối trọng với Ethereum Foundation vào giai đoạn 2014, trước khi có cơn sốt ICO nổ ra sau đó. 

Web3 Foundation hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Inria Paris và ETH Zurich, các nhà phát triển từ Parity Technologies và các quỹ tiền điện tử như Polychain Capital để phát triển các dự án mà cốt lõi là Polkadot. 

Các đối tác đầu tư khác của Poladot phải kể đến những cái tên nổi bật như:  Binance, Kosmos Capital, zk Capital và BlockAsset Ventures.  

Lộ trình phát triển

Dự án Polkadot đã đạt được những giai đoạn sau:

  • Triển khai cơ chế PoA
  • Triển khai cơ chế NPoS
  • Thiết lập hệ thống quản trị và loại bỏ Sudo
  • Kích hoạt chuyển tiền
  • Ra mắt Parachain
  • Nâng cấp sau khi ra mắt – Current Phase

Ở giai đoạn hiện tại (2022), dự án đang thực hiện nâng cấp sau khi ra mắt. Một số nâng cấp đã được phát triển như triển khai tiêu chuẩn giao tiếp XCM, nâng cấp lên giao thức truyền tin XCMP, cải tiến hệ thống quản trị và khởi chạy Parathreat. Tất cả nâng cấp này sẽ được kích hoạt bởi hệ thống quản trị on-chain của Polkadot sau khi hoàn tất quá trình phát triển, thử nghiệm, đối chuẩn.

DOT coin là gì?

DOT coin là đồng tiền nội bộ (native token) của mạng Polkadot với mục đích thực hiện các chức năng chính của nền tảng. DOT coin cũng giống như BTC là coin của Bitcoin hay Ether là coin của Ethereum.

  • Token Name: Polkadot
  • Ticker: DOT
  • Blockchain: Polkadot.
  • Token Standard: Updating…
  • Contract: Updating…
  • Token Type: Utility, Governance.
  • Total Supply: 1,266,307,511 DOT
  • Circulating Supply: Tính đến thời điểm cuối năm 2022, số lượng DOT đang được lưu hành trên thị trường là gần 1,200,000,000 DOT. 

DOT Allocation:

DOT hiện được phân bổ như sau:

  • Private Sale Investors (Các đợt mở bán): 3.42%
  • SAFT Investors: 5.00%
  • Auction Investors (Nhà đầu tư): 50.00%
  • Future Sales: 11.58%
  • Web3 Foundation (Đội ngũ sáng lập và phát triển): 30.00%
Polkadot la gi

Polkadot coin dùng để làm gì?

DOT coin có các chức năng gồm:

  • Cung cấp quyền quản trị cho người sở hữu DOT

DOT cấp cho chủ sở hữu token quyền tham gia vào quản trị mạng lưới. Việc quản trị này bao gồm: định phí (fee) mạng lưới, lên kế hoạch tạo/xóa bỏ parachain mới, đấu giá parachain, hay thực hiện nâng cấp, sửa lỗi mạng lưới. 

  • Tạo điều kiện cho cơ chế đồng thuận của mạng lưới qua cơ chế staking

Giống như các nền tảng liên quan đến stake khác, Polkadot cũng khuyến khích người dùng stake DOT vào hệ sinh thái Polkadot để nhận phần thưởng, nếu hoạt động trung thực và tuân thủ các quy tắc trên hệ thống. Trường hợp  người dùng không tuân thủ và có các hoạt động phá hoại hệ thống thì tiền của họ sẽ bị mất. 

  • Thêm chuỗi (parachain) bằng cách liên kết DOT (bonding)

Đây là điều bắt buộc khi parachain mới được thêm vào mạng lưới. DOT sẽ bị khóa trong thời gian liên kết và sẽ được giải phóng trở lại tài khoản sau khi kết thúc liên kết và parachain bị xóa khỏi nền tảng.

  • Trả phí nền tảng

DOT coin được dùng để tính phí giao dịch trên nền tảng. Khi các Parachain giao tiếp và truyền dữ liệu, hệ thống cũng sẽ tính phí bằng DOT. Tương tự như vậy, người sở hữu DOT khi stake DOT vào các pool cũng sẽ có cơ hội nhận được thu nhập trả bằng DOT.

Có nên đầu tư Polkadot coin không?

Nhìn chung DOT là một đồng coin khá hấp dẫn thu hút được đông đảo nhà đầu tư. Tuy nhiên, trước khi quyết định “rót” vốn, bạn cần có một góc nhìn khách quan nhất về dự án này như sau: 

1. Ưu điểm

Polkadot coin được đánh giá là một trong những đồng altcoin tiềm năng nhất và sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai. Hãy cùng xem những ưu điểm của đồng coin này nhé:

  • Đội ngũ phát triển nổi bật: Đội ngũ phát triển của Polkadot là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Blockchain, tài chính… 
  • Nhà đầu tư vững mạnh: Dự án Polkadot được hỗ trợ bởi gần 90 nhà đầu tư, trong đó phần lớn là nhà đầu tư quy mô lớn. Polkadot đã huy động được nguồn vốn lên đến 359 triệu USD ngay trong thời gian ICO. 
  • Nền tảng công nghệ bền vững, đột phá: Điều này thì chúng ta đã tìm hiểu khá kỹ ở các phần trước. Những thay đổi trước khi được áp dụng trên Polkadot đều được thử nghiệm trên Kusama. Bên cạnh việc sử dụng công nghệ tối ưu, dự án không ngừng phát triển, cải tiến để nâng cao hiệu suất và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  • Đồng coin dự án có tính thanh khoản cao: DOT hiện được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch tiền ảo uy tín Binance, Huobi Global, Kucoin, PancakeSwap… 
  • Là một trong những dự án hiếm hoi thành công trong việc giải quyết khả năng tương tác: Polkadot ra đời không nhằm mục đích trở thành kẻ đối đầu của những đồng tiền đang phổ biến hiện nay – mà là cộng tác để hỗ trợ và tận dụng ưu điểm của các nền tảng (qua cơ chế Bridge). 
  • Polkadot đang nhận được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng: Có thể thấy Polkadot đang sở hữu một cộng đồng người dùng vô cùng hùng hậu và tin tưởng rất cao vào tương lai của đồng tiền này. Sự thật là một đồng tiền càng thu hút được nhiều người tham gia thì độ bền vững và khả năng phát triển càng lớn mạnh. 
  • Giá của Polkadot được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh chóng: Polkadot đang không ngừng nâng cấp, cải tiến về công nghệ, điều này không chỉ giúp nó tương tác dễ dàng hơn mà còn cải thiện hiệu suất giúp giá trị của coin tăng lên. Ngoài ra, khi giá trị đồng Polkadot coin tăng trưởng đến một mức độ nhất định sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường khiến giá Polkadot càng tăng lên.
  • Hệ sinh thái rộng lớn và liên tục mở rộng: Polkadot đã xây dựng cho mình hệ sinh thái rộng lớn trải dài trên nhiều mảng khác nhau như: AMM DEX (HydraDX, Zenlink, Polkaswap), Smart Contracts (Moonbeam, Clover Finance), Data (HOPR Protocol, SubQuery), Wallet (Polkadot.js, PolkaWallet)…
  • Truyền thông mạnh mẽ: Polkadot có chính sách định vị thương hiệu và những chương trình marketing rất hiệu quả. Ngoài ra, Polkadot còn xuất hiện và được đánh giá cao trên nhiều tờ báo uy tín như The Economist, Bloomberg, Wall Street Journal,…
  • Phân bổ tokenomic công bằng: Phần lớn đồng DOT coin nằm trong tay nhà đầu tư, nhà sáng lập chỉ nắm 30%. Điều này giúp bảo sự ổn định và minh bạch của thị trường.

2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, lợi thế cho sự phát triển mạnh mẽ trong tương lại, Polkadot hiện cũng đối mặt với nhiều nhược điểm như:

  • Là đồng coin mới ra đời nên thật sự chưa có quá nhiều nghiên cứu, đánh giá về khả năng phát triển và sự ổn định của nó. Và chắc chắn Polkadot sẽ phải cạnh tranh rất nhiều với các ông lớn khác trên thị trường hiện nay, đặc biệt là Bitcoin và Ethereum. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của những dự án tương tự yêu cầu Polkadot không ngừng cải thiện công nghệ để không bị bỏ lại.
  • Tiềm ẩn nguy cơ biến động giá: Giống như bất kỳ đồng tiền điện tử nào khác, Polkadot coin tiềm ẩn sự biến động về giá rất lớn. Vì vậy nhà đầu tư nên cân nhắc chiến lược đầu tư dài hạn thay vì ngắn hạn trong vài tháng.
  • Chưa được sự công nhận của pháp luật: Sự phát triển của Polkadot nói riêng và các đồng tiền khác nói chung sẽ là đối thủ của đồng tiền chính phủ. Ngoài ra, các loại tội phạm khác cũng có thể lợi dụng Polkadot coin để thực hiện các hoạt động rửa tiền, trốn thuế,… Do đó hiện tại Polkadot vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của Pháp luật.
  • Ứng dụng của tiền điện tử còn hạn chế: Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới chưa cho phép sử dụng tiền điện tử trong các hoạt động giao dịch. Bên cạnh đó, Polkadot cũng chưa được công nhận chính thức.
  • Lộ trình phát triển của Polkadot cũng chưa thật sự rõ ràng, điều này khiến nhiều người e ngại liệu Polkadot có bước tiếp vào sự trì trệ như Ethereum 2.0 hay không.

Lưu trữ DOT coin ở đâu an toàn?

Việc lưu trữ DOT coin là an toàn nếu chúng ta biết lựa chọn ví Polkadot uy tín.

  • Nếu có số lượng DOT nhỏ và thường xuyên giao dịch, bạn có thể lưu DOT trên các ví sàn uy tín như  Binance, Remitano, Coinbase. 
  • Nếu muốn bảo vệ đồng DOT an toàn hơn, dù thường xuyên sử dụng DOT để giao dịch, bạn có thể cân nhắc các loại ví nóng uy tín và an toàn như: Trust Wallet, ImToken, Math Wallet, Safepal, Polkawallet. 
  • Trường hợp muốn lưu trữ một lượng DOT lớn dài hạn và ít giao dịch, bạn nên đặt niềm tin với các loại ví lạnh, điển hình như Ledger, Trezor.

Kết luận

Như chúng ta vừa tìm hiểu thì Polkadot là một công nghệ blockchain tiên tiến, sáng tạo với dự đoán phát triển tích cực. Polkadot được xây dựng và điều hành bởi những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Blockchain và nhận được sự hậu thuẫn, đầu tư hùng hậu. Ngoài ra, Polkadot cũng đang nhận được sự quan tâm, đón nhận nhiệt tình từ cộng đồng do đó hứa hẹn sẽ là một lựa chựa đầu tư rất tiềm năng. 

Tuy nhiên, việc đầu tư vào Polkadot coin cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, cẩn trọng bởi Polkadot hiện đang phải đương đầu với rất nhiều nền tảng khác, đặc biệt với các anh lớn như Bitcoin hay Ethereum đang chiếm thị phần chủ yếu trên thị trường. 

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ Pokadot là gì và có kế hoạch đầu tư đồng coin này thông minh nhất. 

>>>> Có thể bạn quan tâm:

ADA coin là gì? Đánh giá chi tiết về tiền điện tử ADA

 

 

8th Street Grille
Chuyên gia Forex
Đánh giá bài viết