Position Trading là gì? Chiến lược giao dịch Position trading hiệu quả
Trong bài trước, chúng tôi đã nói về chủ đề Swing Trading. Chắc chắn nhiều người nghĩ rằng phong cách giao dịch này có thời gian trade như vậy là quá dài. Tuy nhiên, hôm nay 8th Street Grille sẽ chia sẻ thêm một phương pháp có thời gian giữ lệnh từ vài tháng đến cả năm – Position Trading. Hãy tìm hiểu xem Position Trading là gì và các chiến lược giao dịch Positon Trading hiệu quả nhé!
Nội dung
Position Trading là gì?
Position Trading là phong cách giao dịch có thời gian giữ lệnh từ vài tháng đến 1 năm. Nhà đầu tư sẽ mua và nắm giữ dài hạn. Cũng chính vì vậy họ chỉ thường xem biểu đồ theo khung giờ tuần và tháng. Họ không bao giờ xem ở những khung ngắn hạn như 5 phút hoặc 15 phút như Scalping.
Position Trading thường được nhắc nhiều trong chứng khoán và giao dịch Forex. Nhà đầu tư giao dịch theo phong cách này được gọi là các Position Trader. Riêng với những nhà đầu tư chứng khoán, lệnh của họ có thể giữ thời gian rất dài, lên đến hàng chục năm. Nghe có vẻ khó tin vì có ai lại đầu tư trong khoảng thời gian dài như vậy phải không. Tuy nhiên, chúng ta sẽ kiểm chứng dựa vào những đặc điểm của phương pháp này ngay sau đây.
Đặc điểm của Position trading
Hãy tìm hiểu những đặc điểm của Position Trading ngay sau đây để biết sự khác biệt của nó như thế nào so với các phương pháp còn lại nhé:
- Nếu là Scalping và Day Trading, nhà đầu tư sẽ cực kỳ quan tâm đến những biến động ngắn hạn. Thì ngược lại nhà đầu tư theo phương pháp Position Trading sẽ không hề để ý đến những điều này.
- Phân tích cơ bản sẽ là phương pháp mà các Position Trader dựa vào và xác định xu hướng lâu dài và điểm vào giá hợp lý. Song song với đó, để tỷ lệ hiệu quả cao hơn nữa họ sẽ kết hợp thêm phân tích kỹ thuật.
- Thường thì nhà đầu tư sẽ áp dụng đối với thị trường chứng khoán nhiều hơn hẳn vì nó biến động giá rất mạnh. Có những sản phẩm sẽ gấp đôi giá sau một năm. Nếu nhà đầu tư bắt được nhịp thì lợi nhuận thu về sẽ rất cao.
- Trước khi giao dịch Position Trader thường tìm hiểu rất kỹ các thông tin liên quan, phân tích điểm vào lệnh. Sau đó họ sẽ quên đi, thi thoảng vào theo dõi mà thôi.
- Đa phần các Position Trader sẽ không cho hết “trứng vào một rổ” mà sẽ chia nhỏ ra các tài sản khác nhau để giảm thiểu rủi ro.
Ưu – Nhược điểm của phương pháp Position trading
Để đánh giá khách quan và chi tiết nhất chúng ta sẽ cùng phân tích ưu và nhược điểm của phương pháp Position Trading ngay sau đây:
Ưu điểm
- Phương pháp này sẽ có thời gian trade rất dài. Cho nên nhà đầu tư sẽ không cần bỏ ra thời gian để theo dõi thị trường. Họ sẽ có thời gian dành cho các việc khác.
- Không phải theo dõi biểu đồ thường xuyên nên các biến động nhỏ sẽ không làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư.
- Lợi nhuận thu về cực kỳ cao nếu nhà đầu tư vào lệnh và bán lệnh thành công.
- Phí hoa hồng và spread ít do tần suất mở lệnh không thường xuyên.
Nhược điểm
- Thời gian giao dịch dài vừa là ưu vừa là nhược điểm. Nhược điểm chính là vốn đầu tư của họ sẽ bị chôn vùi. Nếu đóng lệnh sớm thì khả năng kế hoạch Trade sẽ phải bỏ giữa chừng, khả năng lỗ sẽ rất lớn.
- Chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có kinh nghiệm, phân tích trong thời gian dài.
- Số lần vào lệnh ít đồng thời Trade sẽ được giảm phí chênh lệch và phí hoa hồng. Tuy nhiên, phí qua đêm của họ sẽ rất lớn. Vì vậy, Trader cần tối ưu hóa lợi nhuận của mình để bù vào khoản chi phí đó.
- Nếu thị trường đi ngược với dự đoán thì giao dịch rất dễ thất bại, có thể chôn vốn lâu dài và không có lãi.
Position trader phù hợp với ai?
Dựa vào những đặc điểm ở trên, chúng ta sẽ thấy rõ Position Trader phù hợp với những đối tượng sau đây:
- Những người có sự quyết đoán và giữ vững tâm lý. Không bị lung lay khi nghe lời nhận định của các nhà đầu tư khác mà bỏ qua quyết định ban đầu của mình.
- Nhà đầu tư có kinh nghiệm trong việc phán đoán xu hướng thị trường trong tương lai sau khi phân tích dữ liệu và sự kiện kinh tế – chính trị – xã hội dài hạn.
- Những chuyên gia am hiểu, đầu óc nhạy bén, nhìn ra được cách thức vận hành của nền kinh tế dài hạn. Từ đó, dự đoán được ảnh hưởng của nó đến sự thay đổi của các cặp tiền tệ ra sao.
- Trader có nguồn vốn lớn, có thể chịu lỗ đến vài trăm pip và chi phí để trả khoản phí giữ lệnh qua đêm hằng ngày.
- Người có tính kiên nhẫn, bình tĩnh, không hấp tấp và phải biết suy nghĩ sâu xa.
Như vậy, sau khi tham khảo những thông tin này bạn có cảm thấy mình phù hợp với phương pháp giao dịch này không. Nếu có hãy thử bắt đầu với một vài giao dịch nhỏ nhé.
Chiến lược giao dịch Position trading
Nhà đầu tư sẽ sử dụng phương pháp phân tích cơ bản làm nền tảng chính, sau đó họ sẽ kết hợp thêm một phần nhỏ của phân tích kỹ thuật để đánh giá đúng nhất về xu hướng và tiềm năng của một loại tài sản trong tương lai. Nếu muốn giao dịch Position Trading hiệu quả nhất, bạn không thể bỏ qua những chiến lược chúng tôi chia sẻ ở nội dung bên dưới:
Giao dịch theo xu hướng kết hợp đường MA
Đường MA50 và MA200 là 2 đường trung bình động dài hạn và ngắn hạn cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan nhất về thị trường. Khi đường MA50 và MA200 giao nhau khả năng thị trường sẽ xuất hiện một xu hướng dài hạn mới. Cụ thể như sau:
- Nếu MA50 cắt MA200 và đi lên, khả năng cao giá sẽ tăng và trader có thể thực hiện lệnh Buy.
- Ngược lại, MA50 cắt MA200 và đi xuống, giá sẽ giảm trong thời gian tới nhà đầu tư nên thực hiện lệnh Sell.
Tất nhiên, những dấu hiệu này không phải bao giờ cũng xuất hiện để nhà đầu tư nắm bắt. Điều quan trọng nhà Trader nên chờ đợi thời cơ tốt nhất để giao dịch.
Giao dịch theo mức hỗ trợ và kháng cự
Dựa vào mức hỗ trợ và kháng cự có thể giúp các nhà đầu tư giao dịch tốt trong vòng vài năm tới. Để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự, nhà đầu tư hãy để ý những dấu hiệu sau:
- Phân tích, xem xét những biến động mạnh tài khung thời gian dài nhất.
- Xem lại lịch sử các mức hỗ trợ và kháng cự. Ví dụ đơn giản nhất để bạn dễ hiểu: Thị trường bình ổn ta sẽ thấy rõ mức kháng cự. Tuy nhiên, khi thị trường có biến động mạnh thì rõ ràng mức kháng cự đó sẽ trở thành mức hỗ trợ trong tương lai.
- Kết hợp sự thay đổi của Fibonacci và đường trung bình động MA để xác định mức kháng cự và hỗ trợ thay đổi như thế nào.
Sẽ có 2 cách để nhà đầu tư tận dụng giao dịch với hỗ trợ, kháng cự như sau:
- Cách 1: Giao dịch khi giá chạm vào hỗ trợ kháng cự. Với chiến lược này trader sẽ vào lệnh Sell khi giá chạm vào đường hỗ trợ và vào lệnh Buy khi giá chạm kháng cự.
- Cách 2: Vào lệnh khi giá break out khỏi kháng cự, hỗ trợ. Khi giá break out thị trường sẽ tăng hoặc giảm mạnh do đó trader có thể tận dụng cho những giao dịch dài hạn của mình.
Chiến lược giao dịch tương quan thuận
Đối với chiến lược này trader cần quan tâm đến mối tương quan giữa hàng hóa và tiền tệ. Để xác định mối tương quan này trader cần phải vận dụng được khả năng phân tích cơ bản của mình. Theo đó, nếu một hàng hóa tăng thì đồng tiền tương quan cũng tăng. Ví dụ: Canada là một nước xuất khẩu dầu mỏ, cho nên nếu dầu mỏ tăng thì cặp tiền CAD/USD cũng sẽ tăng.
Để thực hiện chiến lược tương quan thuận trader cần phải theo dõi biểu đồ của cả dầu và CAD/USD. Qua phân tích nếu thấy giá dầu tăng và bứt khá khỏi kháng cự trader có thể mở biểu đồ CAD/USD để vào lệnh Buy.
Chiến lược tương quan nghịch
Chiến lược này sẽ sử dụng mối tương quan trái chiều nhau. Điển hình ở đây và vàng và USD. Theo đó, nếu vàng tăng, người ta sẽ bán USD để tích trữ vàng dẫn đến giá USD giảm. Ngược lại nếu vàng giảm nhà đầu tư sẽ tìm vùng an toàn hơn là USD nên giá USD sẽ tăng.
Với chiến lược này trader nếu phân tích thấy giá USD giảm có thể mở biểu đồ vàng cùng khung thời gian và tiến hành Buy. Ngược lại, nếu phân tích thấy USD tăng thì sẽ vào lệnh Sell bên biểu đồ vàng.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ Position Trading là gì và chiến lược giao dịch Position Trading hiệu quả dành cho các trader. Có thể chắc chắn một điều phương pháp giao dịch này chỉ dành cho những con người nhàn rỗi, xem việc đầu tư là một công việc làm thêm. Chúc bạn may mắn và thành công!