Pullback là gì? Cách nhận biết và giao dịch với Pull back hiệu quả
Pullback là thuật ngữ chỉ sự tạm thời thoái lui của xu hướng chính để chuẩn bị cho một đà mạnh thuận theo xu hướng sau đó. Dựa vào tín hiệu này sẽ giúp trader có thêm tín hiệu để thực hiện lệnh. Vậy chi tiết Pullback là gì? Dấu hiệu nhận biết và chiến lược nào để giao dịch Pullback? Cùng 8th Street Grille theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Pullback là gì?
Pullback chính là một thuật ngữ được sử dụng để diễn tả hành động giá đi ngược lại với xu hướng chính (tăng hoặc giảm) đã được thiết lập trước đó. Đây là sự điều chỉnh tạm thời của giá nên pullback chỉ duy trì một thời gian nhỏ, sau đó sẽ di chuyển thuận theo xu hướng chính.
Khi giá pullback nhiều nhà đầu tư sẽ tận dụng mua vào với giá thấp hơn hoặc bán ra với giá cao hơn để tối ưu lợi nhuận cho mình. Thời gian diễn ra Pullback phụ thuộc vào độ mạnh yếu của xu hướng hiện tại. Nếu như xu hướng đang có đà mạnh thì các đợt pullback sẽ ngắn hơn. Ngược lại Pullback sẽ dài nếu như đà tăng hoặc giảm yếu.
Pull back được chia thành 2 loại:
- Pullback trong xu hướng tăng: Giá sẽ giảm xuống một chút sau đó tăng lại vượt qua đỉnh trước đó.
- Pullback trong xu hướng giảm: Giá sẽ điều chỉnh tăng rồi sau đó mới tiếp tục đi xuống tạo đỉnh thấp hơn.
Pullback xuất hiện khi nào?
Khi nắm được thời điểm Pullback xuất hiện trader có thể căn chỉnh thời gian để tìm kiếm điểm vào lệnh tối ưu hơn. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thời điểm thường xuất hiện Pullback:
- Khi nhà đầu tư thực hiện các giao dịch chốt lời hoặc thay đổi nhận định của tiền tệ thì Pullback sẽ được tạo ra.
- Pullback sẽ xuất hiện khá thường xuyên là khi giá ở mức quá mua – bán. Nhà đầu tư có thể tìm kiếm tín hiệu này thông qua các chỉ báo như: MACD, RSI, đường trendline.
- Khi có một tin tức, sự kiện bất ngờ nhà đầu tư thường có động thái chốt lời sớm. Từ đó cũng sẽ khiến giá tạm thời điều chỉnh. Khi tin tức, sự kiện qua đi nhà đầu tư lại bắt đầu tham gia thị trường và giá sẽ lại thuận theo xu hướng.
Cách nhận biết Pullback
Cách đơn giản nhất để nhận biết Pullback chính là các trader cần phải nắm được xu hướng chính của thị trường ở thời điểm hiện tại.
Theo như hình minh hoạ trên, cho thấy rằng giá đang tăng trên thị trường. Pullback chính là phần giá điều chỉnh ngược lại được khoanh tròn trên biểu đồ.
Việc dịch chuyển giá Pullback chỉ là tạm thời và nó chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định. Khi kết thúc Pullback thì thị trường lại quay về xu hướng bình thường. Vì vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi và biết rõ về xu hướng thị trường hiện tại để nhận biết chính xác được Pullback xuất hiện.
Giao dịch Pullback có ưu, nhược điểm gì?
Hiểu được những ưu, nhược điểm của Pullback trader sẽ dễ dàng đưa ra được những chiến lược giao dịch hiệu quả hơn cho bản thân. Cùng chúng tôi điểm qua các ưu, nhược điểm này nhé!
Ưu điểm
- Như chia sẻ ở trên thì khi pullback trader có thể mua được giá thấp hơn và bán ở mức giá cao hơn. Từ đó, có thể tối ưu được lợi nhuận.
- Dựa vào Pullback có thể xác định được điểm cắt lỗ tối ưu hơn. Từ đó, có thể giảm rủi ro khi giao dịch.
Nhược điểm
- Nhiều trader sẽ nhầm lẫn giữa Pullback (điều chỉnh) và Reversal (đảo chiều). Việc không phân biệt rõ ràng giữa 2 khái niệm sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong giao dịch của nhà đầu tư.
- Những cú hồi có thể khiến lợi nhuận giảm sút trong một khoảng thời gian nào đó. Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang lo lắng mà chốt lời sớm.
Các chỉ báo dùng để giao dịch Pullback
Pullback rất dễ nhầm lẫn với tín hiệu đảo chiều. Do đó, trader cần kết hợp với các chỉ báo khác để xác nhận tín hiệu khi giao dịch Pullback. Sau đây là một số chỉ báo khuyến khích nhà đầu tư nên sử dụng:
Fibonacci thoái lui
Chỉ báo Fibonacci thoái lui hay Fibonacci Retracement được dùng để xác định mức hỗ trợ và kháng cự mà tại đó giá có thể sẽ bị đảo chiều.
Mức Fibonacci quan trọng nhất là 38,2%, 50% và 61,8% được dùng để xác định Pullback. Khi xu hướng càng mạnh thì mức giá điều chỉnh sẽ càng nhỏ. Có thể đạt mức Fibonacci thoái lui tới 0,382.
Đường Trendline
Đường Trendline hay còn gọi là đường xu hướng. Dựa vào trendline nhà đầu tư không chỉ xác định được xu hướng mà còn xác định được điểm Pullback. Thông thường khi giá chạm vào trendline sẽ bật ngược lại. Trong xu hướng tăng giá sẽ di chuyển chạm vào đường trendline và bật lên. Ngược lại trong xu hướng giảm giá sẽ di chuyển chạm vào đường trendline và bật xuống.
Đường trung bình động MA
MA đóng vai trò là đường hỗ trợ, kháng cự động nên sẽ là công cụ khá hiệu quả để giao dịch với Pullback. Có rất nhiều đường MA khác nhau mà nhà đầu tư có thể tuỳ ý lựa chọn.
Trong đó, đường MA200 là đường trung bình động được nhiều nhà đầu tư sử dụng nhất. Vì nó có thể giảm độ nhiễu trong dài hạn.
- Trong xu hướng tăng giá sẽ di chuyển chạm vào đường MA200 và bật lên.
- Trong xu hướng giảm giá sẽ di chuyển chạm vào đường MA200 và bật xuống.
Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI được sử dụng trong xác định các vùng quá bán và quá mua. Theo đó nếu RSI > 70 thì đây là dấu hiệu của một đợt Pullback. Đồng thời nếu RSI< 30 thì cũng chuẩn bị có một đợt pullback.
Chỉ báo ADX
Khi ADX >25 cho thấy xu hướng mạnh và đoạn điều chỉnh giá sẽ là Pullback. Tuy nhiên, để xác định điểm vào lệnh khi giao dịch Pullback sẽ chưa thực sự tối ưu. Nhà đầu tư cần kết hợp với các tín hiệu khác để xác định được điểm và lệnh chính xác nhất.
Pivot Points
Là chỉ báo được đánh giá khá cao trong việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi giá chạm các điểm xoay thường sẽ quay trở lại. Khi này trader có thể tận dụng để giao dịch với các đợt Pull back.
Chiến lược giao dịch Pullback hiệu quả
Khi sử dụng thành thạo các chỉ báo nhà đầu tư có thể linh động hơn khi giao dịch Pullback. Sau đây là một số chiến lược hiệu quả được nhiều chuyên gia khuyên dùng:
Chiến lược Trendline
Đối với chiến lược này, bạn chỉ nhận định xu hướng, sau đó dùng đường trendline để vẽ và xác định xu hướng.
- Nối tối thiểu 2 đỉnh/ đáy với nhau để xác định xu hướng thị trường hiện tại tăng hay giảm.
- Đợi giá di chuyển chạm vào trendline thì nhà đầu có thể tiến hành vào lệnh mua/ bán.
- Sell khi giá chạm vào trendline nối các đỉnh với nhau.
- Buy khi giá chạm trendline nối các đáy với nhau
Lưu ý: Trường hợp giao cắt quá sâu vào trendline thì nhà đầu tư tuyệt đối không thực hiện giao dịch. Vì đây có thể là breakout đảo chiều.
Chiến lược MA (Moving Averages)
Chiến lược MA cũng được thực hiện khá đơn giản. Nhà đầu tư cần thêm một trong các các đường EMA 20, EMA 50 và EMA 200 vào biểu đồ. Sau đó thực hiện như sau:
Xác định xu hướng: Đối với một xu hướng tăng giá sẽ nằm bên trên đường EMA. Ngược lại giá sẽ nằm dưới đường EMA với một xu hướng giảm. Đợi khi giá dịch chuyển chạm vào EMA trader sẽ vào lệnh mua bán:
- Buy: Trong xu hướng tăng, giá điều chỉnh và chạm vào EMA trader sẽ vào lệnh Buy theo nến tín hiệu xanh.
- Ngược lại, khi xu hướng giảm thì nhà đầu tư sẽ vào lệnh Sell khi giá điều chỉnh và chạm vào EMA.
Chiến lược Fibonacci Thoái lui
Bạn cần xác định đỉnh và đáy của một đoạn xu hướng, sau đó dùng công cụ Fibonacci Retracement để xác định các mốc quan trọng. Khi giá dịch chuyển chạm vào các mốc 50%, 61.8%, 38,2% thì nhà đầu tư có thể vào lệnh. Đồng thời trader có thể chốt lời ở các mốc gần với điểm đặt lệnh.
Chiến lược hỗ trợ và kháng cự
Khi giá chạm vào kháng cự, hỗ trợ sẽ có xu hướng bật lại nên trader cũng có thể tận dụng để giao dịch Pullback. Chiến lược này cũng được thực hiện như sau:
- Xác định các mức hỗ trợ, kháng cự mạnh. Đợi đến khi giá điều chỉnh chạm vào đường hỗ trợ và kháng cự thì nhà đầu tư tiến hành giao dịch Pullback.
- Vào lệnh Sell khi giá chạm vào vùng kháng cự. Điểm vào lệnh thuận theo cây nến tín hiệu đỏ sau khi chạm, kháng cự bật lại. Cắt lỗ bên trên kháng cự. Chốt lời tại vùng hỗ trợ.
- Vào lệnh Buy khi giá chạm vào vùng hỗ trợ. Điểm vào lệnh tại cây nến xanh khi giá chạm vào hỗ trợ đi lên. Cắt lỗ bên dưới hỗ trợ, chốt lời tại vùng kháng cự.
Kết luận
Như vậy, với những chia sẻ trên bạn đã hiểu được Pullback là gì và chiến lược để bắt đầu cho một giao dịch Pullback hiệu quả rồi. Hy vọng các nhà đầu tư có thể nắm được cách áp dụng Pullback trong mỗi giao dịch và đưa ra những quyết định dứt khoát nhất nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất nhé!