Sell Stop là gì? Ưu nhược điểm & cách sử dụng lệnh hiệu quả
Forex có 6 loại lệnh chờ cơ bản là Buy Limit, Sell Limit, Buy Stop, Sell Stop, Buy Stop limit, Sell stop limit. Mỗi loại lệnh đều có những đặc điểm, ưu nhược điểm khác nhau. Tùy vào mỗi trường hợp nhà nhà đầu tư sẽ lựa chọn sử dụng lệnh thích hợp nhằm thu về lợi nhuận tối đa. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm một loại lệnh chờ: lệnh Sell Stop. Theo dõi bài viết để hiểu Sell Stop là gì và cách sử dụng sao cho hiệu quả nhé.
Nội dung
Sell Stop là gì?
Sell Stop tương tự như Sell Limit là lệnh chờ bán. Nhưng với lệnh này, nhà đầu tư sẽ đặt lệnh bán với giá thấp hơn giá hiện tại của thị trường. Khi mức giá nhà đầu tư dự đoán khớp với giá của thị trường thì lệnh Sell Stop sẽ được thực thi ngay tức thì.
Lệnh Sell Stop mang lại nhiều rủi ro nên thường rất ít nhà đầu tư sử dụng. Ngoại trừ những ai giao dịch với chiến lược breakout. Nhà đầu tư dự đoán giá sẽ giảm mạnh trong tương lai, khả năng phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng. Tuy nhiên, họ vẫn chưa chắc chắn về dự đoán này nên sử dụng lệnh Sell Stop.
Nếu giá thị trường bị rớt đúng như dự đoán thì lệnh sẽ được khớp. Lúc này bạn sẽ đón đầu một xu thế tốt. Hoặc nếu giá không giảm thì lệnh cũng sẽ không được thực thi. Bạn cũng không phải chịu bất cứ rủi ro nào.
Ví dụ lệnh Sell Stop:
Nhà đầu tư đang nghiên cứu về cặp tiền GBP/USD. Tuy nhiên, trong 2 ngày liên tục giá chỉ sideway trong khoảng 1.3010 – 1.3030. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư vào lệnh thì rủi ro là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, đã có vài tín hiệu cho thấy thị trường sẽ giảm mạnh sau khi bứt phá khỏi vùng sideway. Vì vậy, họ sẽ đợi giá rơi khỏi vùng hỗ trợ là 1.3000 mới vào lệnh. Thay vì ngồi theo dõi và chờ đợi giá rớt để vào lệnh ngay thì họ sẽ sử dụng lệnh Sell Stop ở mức giá 1.3000.
Ưu – Nhược điểm của lệnh Sell Stop
Mỗi loại lệnh chờ đều có những ưu, nhược điểm của riêng nó. Tương tự, Sell Stop cũng không hoàn toàn là một giải pháp giúp nhà đầu tư đạt 100% hiệu quả giao dịch. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng đang tồn tại những nhược điểm nhỏ. Cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của lệnh Sell Stop nhé.
Ưu điểm
- Giảm thiểu rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận. Lệnh Sell Stop luôn có mức giá thấp hơn giá hiện tại. Nếu giá không giảm thì bạn không mất mát gì. Nhưng nếu giá giảm đúng điểm bán thì lệnh sẽ thực thi. Tuy mức giá bán ra có thể thấp hơn nhưng nếu thị trường đi đúng hướng thì lợi nhuận của bạn cũng không hề nhỏ.
- Tiết kiệm thời gian. Nhiều nhà đầu tư không có thời gian theo dõi thị trường. Vì vậy, đặt lệnh Sell Stop đúng mức giá bán kỳ vọng giúp tiết kiệm thời gian quan sát biểu đồ và không bỏ lỡ cơ hội giao dịch nào.
- Giúp đón đầu xu hướng. Nếu như dự đoán chính xác thì Sell Stop sẽ giúp nhà đầu tư đón đầu được xu hướng giảm mà không phải lo đến rủi ro từ việc giá đi ngang.
- Giao dịch tại thời điểm tin ra. Thông thường trước khi thời điểm tin ra giá sẽ bứt phá mạnh theo một hướng nào đó. Mỗi đợt biến động này có thể kéo giá đi đến cả trăm pip. Do vậy nhà đầu tư có thể sử dụng Sell stop để đón đầu.
Nhược điểm
- Chỉ khi thị trường có những bước di chuyển mạnh mới giúp nhà đầu tư đạt lợi nhuận cao. Vì thực tế, ý nghĩa của Sell Stop đơn giản là “bán giá thấp và chốt lệnh thấp hơn nữa để kiếm lời”.
- Dễ bị Stop hunt. Có nghĩa là giá thị trường giảm đến đúng điểm giá bạn đặt lệnh Sell Stop sau đó quay đầu tăng giá lại. Như vậy, bạn vẫn sẽ bị thua lỗ.
Khi nào nên dùng lệnh Sell Stop?
Nhiều nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm sẽ thắc mắc khi nào nên dùng lệnh Sell Stop trong khi nó vẫn còn tồn tại nhược điểm. Câu trả lời cụ thể dưới đây:
- Khi có tin quan trọng: Một khi thị trường có tin tức quan trọng được tung ra, giá sẽ dao động rất mạnh. Đặt lệnh ngay lúc này sẽ đem lại rất nhiều rủi ro. Vì vậy, Sell Stop sẽ là giải pháp tối ưu giúp nhà đầu tư đón đầu xu hướng tốt.
- Phá vỡ vùng giá quan trọng: Khi phân tích kỹ thuật trader dự đoán giá có thể phá vỡ những vùng quan trọng và giảm mạnh thì có thể đặt lệnh Sell. Tuy nhiên, nếu chờ đợi giá break out thì khá lâu nên nhà đầu tư sẽ lựa chọn đặt Sell Stop để đón đầu.
- Nhà đầu tư bận rộn: Khi giá đã qua vùng hỗ trợ mạnh thì giá sẽ rớt rất nhanh. Nếu lúc này mới đặt lệnh thị trường sẽ không kịp và những nhà đầu tư bận rộn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt. Thay vì thế, họ sẽ phân tích và chọn điểm đẹp và vào lệnh Sell Stop từ sớm. Khi giá di chuyển xuống đúng điểm bán, lệnh được thực thi ngay.
- Trader không có tâm lý vững vàng: Những Trader theo dõi thị trường trên khung thời gian ngắn sẽ luôn lo sợ mỗi khi thị trường có biến động nhẹ. Đồng thời họ cũng rất dễ hùa theo đám đông dễ dàng bán non ngay khi lời hay gồng lỗ đến mức cháy tài khoản. Đặt lệnh Sell Stop trước giúp họ không cần phải theo dõi thị trường thường xuyên nên không bị phân tâm bởi biến động nhỏ.
Cách đặt lệnh Sell Stop trên MT4
Có thể nói, quá trình cài đặt các lệnh trong forex vô cùng đơn giản và thực hiện nhanh chóng. Để thực hiện đặt lệnh Sell Stop trên MT4, bạn chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Truy cập vào MT4 trên máy tính.
Bước 2: Bấm F9 trên bàn phím để mở hộp lệnh. Thực ra, có rất nhiều cách mở hộp lệnh nhưng đây là cách nhanh nhất, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng.
Bước 3: Lựa chọn cặp tiền muốn đặt lệnh và điều chỉnh các giá trị cho phù hợp.
- Type đầu tiên: chọn Pending Order (lệnh chờ).
- Type thứ 2: chọn Sell Stop.
- Volume: Điền khối lượng mà bạn muốn giao dịch (tính theo lot tiêu chuẩn).
- At Price: Mức giá kích hoạt lệnh Sell Stop.
- Stop loss/Take profit: Thiết lập các mức cắt lỗ, chốt lời mong muốn.
- Expiration: Thời gian hết hạn, sau thời gian này lệnh Sell Stop của bạn sẽ tự động được huỷ.
Theo hình trên, chúng tôi đặt lệnh bán Sell Stop cặp tiền USD/CHF ở mức giá thấp hơn giá thị trường là 0.96500. Khối lượng giao dịch là 2 lot. Thời gian hết hạn là 00:00:00 ngày 20.09.2022. Tùy thuộc vào mỗi nhà đầu tư, hãy đặt mức chốt lời và cắt lỗ sao cho phù hợp.
Bước 4: Kiểm tra lại các thông số đặt lệnh một lần nữa và bấm Place. Hệ thống sẽ thông báo thêm một lần nữa trên màn hình về lệnh Sell Stop bạn vừa đặt.
Hướng dẫn sử dụng Sell Stop hiệu quả
Có hai chiến lược sử dụng Sell Stop hiệu quả nhất là chiến lược rải đinh và đặt lệnh khi giá break out khỏi vùng hỗ trợ quan trọng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng 2 chiến lược này sao cho hiệu quả nhất.
Đặt lệnh Sell Stop theo chiến lược rải đinh
Chiến lược rải đinh cực kỳ phù hợp và rất phổ biến với tất cả các loại lệnh chờ. Khi áp dụng chiến lược này, chúng ta sẽ không giao dịch lượng lớn khối lượng trong một lệnh mà sẽ chia nhỏ thành những khối lượng nhỏ. Sau đó đặt lệnh với nhiều mức giá khác nhau.
Phương pháp này cũng sẽ thực hiện như sau:
- Ban đầu nhà đầu tư sẽ vào một lệnh Sell để thăm dò xem thị trường có đang giảm hay không.
- Nếu thấy giá giảm trader sẽ chia vốn để vào 1, 2, 3… lệnh tiếp theo cho đến điểm kỳ vọng.
Lưu ý: Với chiến lược này trader cần phải chuẩn bị nguồn vốn lớn và phân bổ vốn hợp lý. Lời khuyên của chúng tôi là mỗi lệnh trader chỉ lên sử dụng 1-3% số vốn hiện có.
Đặt lệnh Sell Stop khi giá break out khỏi vùng giá quan trọng
Thông thường lệnh Sell stop sẽ được trader sử dụng khi giá break out khỏi vùng hỗ trợ quan trọng, mô hình giá như mô hình 2 đỉnh, 3 đỉnh, vai đầu vai thuận, kim cương, tam giác giảm, cờ đuôi nheo giảm….
Cách thực hiện lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh:
- Nếu giá break out khỏi vùng sideway thì lệnh Sell stop được đặt ngay dưới đường hỗ trợ.
- Đối với các mô hình giá như 2 đỉnh, 3 đỉnh, vai đầu vai thuận… điểm vào lệnh là bên dưới đường viền cổ.
- Đối với các mô hình giá như kim cương, tam giác giảm, cờ đuôi nheo… trader có thể đặt lệnh Sell Stop thấp hơn cạnh dưới của mô hình.
- Ngoài ra, còn rất nhiều mô hình khác cung cấp tín hiệu breakout, tùy từng trường hợp trader cần linh động đặt lệnh Sell Stop.
- Cắt lỗ: được đặt trên mức hỗ trợ nếu giao dịch break out khỏi vùng Sideway. Đối với các mô hình giá sẽ linh động theo từng mô hình.
- Chốt lời: Tùy theo tỷ lệ R: R kỳ vọng của trader là 1:2 hoặc 1:3
Kết luận
Như vậy, 8th Street Grille vừa chia sẻ đến bạn những thông tin về Sell Stop là gì. Chắc hẳn bạn cũng đã lên kế hoạch và tự đưa ra những chiến lược kinh doanh của riêng mình. Hãy sử dụng lệnh Sell Stop dựa theo những hướng dẫn trên để tăng tỷ lệ thành công trong giao dịch. Đừng quên đặt điểm chốt lời và chốt lỗ để giảm thiểu rủi ro nhé.