Stochastic là gì? Chiến lược giao dịch với chỉ báo Stoch hiệu quả
Stochastic là một trong những chỉ báo hiệu quả trong việc xác định đà của giá nhưng lại ít được biết đến. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, 8th Street Grille sẽ giúp bạn đọc và các nhà đầu tư hiểu rõ Stochastic là gì, cách sử dụng chỉ báo Stochastic trong giao dịch forex hiệu quả nhất. Nếu bạn đang quan tâm đến chỉ báo Stochastic thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Nội dung
Stochastic là gì?
Vào cuối những năm 1950, George Lane đã phát triển ra chỉ báo Stochastic. Công cụ này được dùng để đo lường mối quan hệ giữa giá đóng cửa và phạm vi giá của tài sản trong một khoảng thời gian xác định trước (thường là 14 phiên giao dịch).
Cho đến nay, Stochastic đã trở thành một trong những chỉ báo được ưa chuộng nhất, bởi tính đơn giản và dễ sử dụng. Đây cũng là một chỉ báo động lượng dùng để đo lường cường độ của xu hướng đang diễn ra. Dựa vào tín hiệu mà chỉ báo Stoch cung cấp, trader có thể đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp hoặc thoát lệnh hiệu quả.
Cấu tạo của Stochastic Oscillator
Cũng là một chỉ báo động lượng tuy nhiên chỉ báo này không giống như RSI mà có đến 2 đường dao động là %K và % D. Trong đó:
- Đường %K: Là đường dao động chính nét liền màu xanh trên biểu đồ.
- Đường %D: Là đường trung bình động được tính toán theo SMA3 của đường %K. Đường %D chính là đường nét liền màu cam trên biểu đồ.
- Đường biên: Trên biểu đồ còn hiển thị đường biên mặc định 20, 80 giúp trader xác định được các vùng quá mua và quá bán.
Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic
Stochastic là công cụ chỉ báo được trader áp dụng khá thường xuyên khi phân tích kỹ thuật. Bởi công cụ này cung cấp tín hiệu khá chính xác. Để có thể giao dịch thành công với chỉ báo Stoch chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của nó nhé!
Xác định vùng quá mua, quá bán
Dựa vào chỉ báo Stochastic và 2 đường biên 20 và 80 trên biểu đồ, trader có thể xác định được các vùng quá bán, quá mua. Cụ thể:
- Nếu chỉ báo Stoch nằm trên ngưỡng 80, thị trường đang trong trạng thái quá mua.
- Nếu chỉ báo Stoch nằm dưới ngưỡng 20, thị trường đang trong giai đoạn quá bán.
Cung cấp toàn cảnh về xu hướng hiện tại
- Nếu chỉ báo Stoch có chiều hướng vượt lên trên phạm vi đang xét và di chuyển hướng lên, thì xu hướng hiện tại là xu hướng tăng.
- Nếu chỉ báo Stoch có chiều hướng đi xuống so với phạm vi đang xét, cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm.
Cung cấp tín hiệu đảo chiều
Cũng như các chỉ báo động lượng khác, dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa đường % D và đường giá, trader có thể tìm kiếm tín hiệu đảo chiều và đón đầu với lệnh Buy/Sell đảo chiều. Tuy nhiên, để chắc chắn trader nên kết hợp với các công cụ phân tích khác.
Cách cài đặt chỉ báo Stochastic
Cách cài đặt chỉ báo Stoch trên MT4/M5 rất đơn giản. Nếu bạn chưa biết cách cài đặt thì hãy tham khảo ngay các bước hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Trên thanh công cụ nằm ngang chọn “Insert” => Indicators => Oscillator => Stochastic Oscillator.
Bước 2: Sau khi hoàn thành bước 1, hệ thống sẽ hiển thị hộp thoại để trader cài đặt các thông số cho chỉ báo.Cụ thể:
- Parameters: Tại mục này trader cần cài đặt chu kỳ của các đường % D, %K, Slowing. Method ở đây chính là để xác định đường trung bình động %D dựa trên đường %K.
- Colors: Điều chỉnh màu sắc của các đường % K và %D
- Levels: Chỉnh sửa biên trên biên dưới hoặc thêm đường phạm vi vào trong biểu đồ
- Visualization: Cài đặt khung thời gian muốn cài đặt chỉ báo.
Bước 3: Cuối cùng, chỉ cần ấn OK là đã hoàn thành việc cài đặt chỉ báo Stochastic trên biểu đồ giá.
Cách sử dụng chỉ báo Stochastic hiệu quả
Cũng như các chỉ báo động lượng khác, Stochastic Oscillator cũng cung cấp tín hiệu quá mua, quá bán và phân kỳ để trader thực hiện giao dịch. Nhưng nếu chỉ sử dụng một mình tín hiệu tử Stoch để giao dịch thì sẽ không đủ mạnh và rất dễ mắc bẫy thị trường.
Trong phần nội dung tiếp theo, 8th Street Grille sẽ hướng dẫn một số chiến lược giao dịch với Stochastic để các bạn có thể tham khảo:
Kết hợp Stochastic với RSI
Stochastic và RSI đều là 2 chỉ báo động lượng giúp trader xác nhận vùng quá bán, quá mua. Khi có sự kết hợp của cả 2 chỉ báo này, thì tín hiệu đảo chiều xu hướng càng chính xác hơn.
Với chiến lược này, trader cần phải xác định xu hướng chính đang diễn ra trên thị trường và chỉ tìm kiếm những giao dịch thuận xu hướng: Buy trong xu hướng tăng và Sell trong xu hướng giảm. Cách thực hiện như sau:
Đối với lệnh Buy:
- Xu hướng chính hiện tại và xu hướng tăng, trader sẽ tìm kiếm lệnh Buy tại những đoạn điều chỉnh giảm.
- Chờ đợi tín hiệu mua khi 2 đường Stochastic và RSI đều đi vào vùng quá bán.
- Điểm vào lệnh là tại nến xanh xác nhận tín hiệu tăng giá và trùng với vùng hợp lưu tín hiệu.
- Đặt stop loss bên dưới đáy gần nhất. Chốt lời theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader hoặc sử dụng công cụ Fibonacci Extension,
Đối với lệnh Sell:
- Xu hướng chính hiện tại và xu hướng giảm, trader sẽ tìm kiếm lệnh Sell tại những đoạn điều chỉnh tăng giá.
- Chờ đợi tín hiệu Sell khi cả 2 đường Stochastic và RSI đều đi vào vùng quá mua.
- Điểm vào lệnh là tại nến đỏ xác nhận tín hiệu giảm giá và trùng với vùng hợp lưu tín hiệu.
- Đặt cắt lỗ ngay bên trên đỉnh gần nhất. Chốt lời theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader hoặc sử dụng công cụ Fibonacci Extension.
Giao dịch Stochastic dựa vào với tín hiệu phân kỳ
Cũng như mọi chỉ báo động lượng khác, trader có thể dựa vào tín hiệu phân kỳ giữa chỉ báo Stoch và đường giá để thực hiện giao dịch đảo chiều. Tuy nhiên, trước khi thực hiện tráder cần phải xác định xu hướng hiện tại đã có dấu hiệu suy yếu. Cách thực hiện lệnh như sau:
Tín hiệu Buy:
- Xu hướng chính là Downtrend nhưng đã có dấu hiệu suy yếu.
- Xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng: Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng chỉ báo Stochastic lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Đây là tín hiệu cho thấy giá chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.
- Điểm vào lệnh Buy tại cây nến xanh xác nhận đà tăng giá, sau khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ.
Tín hiệu Sell:
- Xu hướng chính là Uptrend nhưng đã có dấu hiệu suy yếu.
- Xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm: giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo Stochastic lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây là tín hiệu cho thấy giá chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm.
- Điểm vào lệnh Sell tại cây nến đỏ xác nhận xu hướng giảm, sau khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ.
Trader sẽ đặt cắt lỗ ngay bên dưới đáy gần nhất với lệnh Buy và đỉnh gần nhất với lệnh Sell. Chốt lời theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader.
Kết hợp Stochastic với mô hình nến đảo chiều
Mô hình nến đảo chiều sẽ cho trader điểm vào lệnh tối ưu hơn rất nhiều so với các chỉ báo. Cho nên khi kết hợp 2 công cụ này với nhau, trader vừa xác định được xu hướng lại vừa tìm kiếm được điểm vào lệnh tốt nhất.
Tín hiệu Buy: Trader sẽ tiến hành vào lệnh Buy khi có sự hợp lưu các tín hiệu như sau:
- Stochastic < 20, thị trường đang trong giai đoạn quá bán.
- Xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng giữa Stochastic và giá: Giá tạo đáy sau thấp hơn trước, những Stoch lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước.
- Tại vùng hỗ trợ hoặc vùng đáy của xu hướng giảm xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều tăng như: Doji chuồn chuồn, nến búa, bến búa ngược, Bullish Engulfing….
Tín hiệu Sell: Trader sẽ tiến hành vào lệnh Sell khi có sự hợp lưu các tín hiệu như sau:
- Stochastic > 80, thị trường đi vào vùng quá mua.
- Xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm giữa Stochastic và giá: Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, những Stoch lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Tại vùng kháng cự hoặc vùng đỉnh của xu hướng tăng xuất hiện các mẫu hình nến đảo chiều giảm như: Doji bia mộ, nến Hanging Man, Bearish Engulfing…
Trader có thể vào lệnh ngay khi mô hình nến đảo chiều hoàn thành. Stop loss đặt trên đỉnh gần nhất với lệnh Sell và đáy gần nhất với lệnh Buy. Chốt lời đảm bảo theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader.
Kết hợp Stochastic với các mô hình giá
Mô hình giá không chỉ cung cấp tín hiệu về xu hướng mà còn cung cấp điểm vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời tối ưu hơn rất nhiều. Khi kết hợp cùng với chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ xác nhận lại tín hiệu giúp trader lược bớt các bẫy của thị trường.
Stochastic và các mô hình giá tiếp diễn
Đối với các mô hình giá tiếp diễn, trader nên kết hợp với tín hiệu quá mua, quá bán từ chỉ báo Stochastic. Chiến lược giao dịch như sau:
+ Tín hiệu Buy:
- Stochastic < 20, thị trường đi vào vùng quá bán.
- Trên biểu đồ giá xuất hiện các mô hình giá tiếp diễn xu hướng như: mô hình nêm tăng, cờ đuôi nheo, hình chữ nhật….
+ Tín hiệu Sell:
- Stochastic > 80, thị trường đang trong giai đoạn quá mua.
- Trên biểu đồ giá xuất hiện các mô hình tiếp diễn giảm như: mô hình cờ đuôi nheo giảm, mô hình nêm giảm, tam giác giảm, lá cờ giảm,..
Stochastic và các mô hình giá đảo chiều
Chiến lược này sẽ kết hợp mô hình giá đảo chiều với tín hiệu phân kỳ giữa Stochastic và đường giá. Cụ thể:
+ Tín hiệu Buy:
- Xuất hiện tín hiệu phân kỳ tăng: Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng Stochastic lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước.
- Cuối xu hướng giảm xuất hiện các mô hình giá đảo chiều tăng như: mô hình vai đầu vai ngược, mô hình 3 đáy…
- Điểm vào lệnh là khi mô hình giá được hoàn thành. Cắt lỗ, chốt lời phụ thuộc vào từng mô hình giá.
+ Tín hiệu Sell:
- Xuất hiện tín hiệu phân kỳ giảm: Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng Stochastic lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
- Cuối xu hướng tăng xuất hiện các mô hình giá đảo chiều giảm như: mô hình vai đầu vai thuận, mô hình 3 đỉnh…
- Điểm vào lệnh là khi mô hình giá được hoàn thành. Cắt lỗ, chốt lời phụ thuộc vào từng mô hình giá.
Kết hợp Stochastic với đường trendline
Với chiến lược này trader sẽ tiến hành vẽ đường trendline và tiến hành vào lệnh tại những đoạn giá pullback chạm đường trendline. Chiến lược này sẽ được thực hiện như sau:
- Tín hiệu Buy: Stochastic Oscillator đi vào vùng quá bán (<20), đồng thời khi này giá di chuyển chạm vào đường trendline và bật lên. Điểm đặt lệnh là tại nến xanh sau khi giá chạm trendline và bật lên. Stop loss bên dưới đáy gần nhất.
- Tín hiệu Sell: Stochastic Oscillator đi vào vùng quá mua (>80), đồng thời khi này giá di chuyển chạm vào đường trendline và bật xuống. Điểm đặt lệnh là tại nến đỏ sau khi giá chạm trendline và bật xuống. Stop loss bên trên đỉnh gần nhất.
Kết hợp Stochastic với đường MA
Đường trung bình động MA đóng vai trò như đường kháng cự, hỗ trợ đọng. Khi giá di chuyển chạm và đường này sẽ có xu hướng bật lại. Khi kết hợp với chỉ báo Oscillator sẽ giúp xác định xu hướng và tìm điểm vào lệnh tối ưu hơn.
Khi kết hợp trader có thể sử dụng các chu kỳ khác nhau phù hợp với chiến lược của bản thân. Nhưng trader cũng cần lưu ý là giá chu kỳ càng lớn thì khả năng vượt ngưỡng cản này càng khó.
Chiến lược giao dịch này sẽ được thực hiện như sau:
- Tín hiệu Buy: Stochastic đi vào vùng quá bán (<20) đồng thời khi này giá chi chuyển đến gần, chạm đường MA và bật lại. Điểm vào lệnh tối ưu là tại cây nến xanh khi giá chạm MA và bật lại. Cắt lỗ được đặt bên dưới đường MA.
- Tín hiệu Sell: Stochastic đi vào vùng quá mua (> 80) đồng thời khi này giá chi chuyển đến gần, chạm đường MA và bật xuống. Điểm vào lệnh tối ưu là tại cây nến đỏ khi giá chạm MA và giảm. Cắt lỗ được đặt bên trên đường MA.
Một số lưu ý khi sử dụng Stochastic
Để việc sử dụng chỉ báo Stochastic hiệu quả trader cần phải nhớ các lưu ý dưới đây:
- Tuyệt đối không được giao dịch mình tín hiệu của chỉ báo Stochastic mà cần phải kết hợp với các công cụ khác. Nếu có sự hợp lưu của càng nhiều tín hiệu thì độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên, trader cũng không nên dùng quá nhiều tín hiệu sẽ gây rối khi phân tích.
- Cũng như mọi chỉ báo khác thì Stochastic cũng sử dụng dữ liệu quá khứ để tính toán nên luôn có độ trễ,
- Stochastic cho cái nhìn toàn cảnh về xu hướng nhưng điểm vào lệnh chưa tối ưu.
- Tín hiệu từ chỉ báo Stochastic trên khung thời gian nhỏ thường bị nhiễu hơn khung lớn.
- Luôn đặt cắt lỗ, chốt lời và có chiến lược quản lý vốn và rủi ro hiệu quả
Kết luận
Stochastic sẽ là một chỉ báo hiệu quả khi được kết hợp với các công cụ khác. Mong rằng với những kiến thức mà 8th Street Grille đã chia sẻ ở trên, trader đã hiểu được Stochastic là gì và có chiến lược giao dịch hiệu quả nhất để nâng cao xác suất thành công.