Stop Loss là gì? Cách tính toán và cài đặt lệnh Stop Loss (SL)
Stop Loss là một trong những loại lệnh mà bắt buộc nhà đầu tư phải ghi nhớ khi bước vào thị trường Forex. Việc đặt mức stoploss hợp lý giúp nhà đầu tư hạn chế được một phần thua lỗ trong quá trình giao dịch. Vậy Stop loss là gì? Cách đặt lệnh Stop Loss như thế nào cho hiệu quả. Hãy cùng 8th Street Grille tìm hiểu ở bài viết bên dưới nhé.
Nội dung
Stop Loss là gì?
Stop Loss hay còn gọi là lệnh dừng lỗ, cắt lỗ tự động. Lệnh này sẽ được trader cài đặt sẵn trong mỗi giao dịch để giảm thiểu rủi ro khi thị trường đi ngược hướng dự đoán. Việc cài đặt Stop Loss là không bắt buộc nhưng khuyến khích sử dụng vì nhờ có lệnh này, thua lỗ của nhà đầu tư sẽ được giới hạn ở một con số nhất định.
Khi thực hiện giao dịch nhà đầu tư sẽ xác định trước mức lỗ có thể chấp nhận cho mỗi giao dịch. Sau đó, cài đặt Stop loss tại mức này. Khi thị trường đi sai hướng và giá di chuyển đến điểm đặt lệnh sẽ tự động đóng dù nhà đầu tư có online hay không.
Ví dụ: Nhà đầu tư đặt lệnh Sell cặp tiền EUR/USD ở mức giá 1.1250. Để giảm rủi ro khi thị trường đi sai hướng họ đặt thêm lệnh cắt lỗ. Khi này điểm đặt cắt lỗ sẽ đặt bên trên điểm đặt lệnh là 20 pip tức là tại mức giá 1.1270. Khi thị trường giảm đúng xu hướng thì stop loss sẽ không khớp. Nhưng nếu không may thị trường đi ngược lại, tức là quay đầu tăng lúc này khi giá chạy đến mức 1.1270 lệnh Sell sẽ tự động đóng.
Tại sao phải đặt SL khi giao dịch forex?
Nhiều người thường thắc mắc rằng khi giá chạm stop loss họ vẫn mất tiền thì tại sao phải cài đặt? Để trả lời cho thắc mắc này thì mời nhà đầu tư cùng tham khảo những lý do mà chúng tôi sẽ chỉ ra ngay sau đây:
- Ngăn chặn việc cháy tài khoản
Thị trường luôn biến động và không theo một quy luật nào cả. Có thể nhà đầu tư sẽ dựa vào những công cụ như chỉ báo, mô hình giá, mô hình nến đảo chiều để dự đoán xu hướng. Nhưng không ai có thể chắc chắn 100% thị trường đi đúng hướng dự đoán. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro từ những nhận định sai này thì việc cài đặt stop loss là không thể thiếu.
Hãy thử tưởng tượng khi bạn không cài đặt stop loss và thị trường đang đi sai hướng kỳ vọng. Tài khoản của bạn vẫn sẽ giảm dần đến khi không còn đồng nào để duy trì và bạn đã cháy tài khoản. Nhưng khi bạn đặt stop loss thì bạn chỉ thua lỗ một số nhất định, khi còn tiền trong tài khoản thì vẫn còn cơ hội để gỡ cho những lần sau.
- Stop loss giúp loại bỏ yếu tố tâm lý
Khi không cài đặt Stop loss nhà đầu tư phải thường xuyên phải bám sát từng động thái nhỏ để cắt lỗ đúng thời điểm. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý gồng lỗ khiến cho số tiền bị mất nhiều hơn rất nhiều.
Nhưng khi đặt Stop loss thì điểm đặt đã cài đặt sẵn, lệnh sẽ tự động đóng khi đạt đến điểm đã đặt, trader có thể yên tâm tập trung vào công việc của mình, không cần phải mất thời gian theo dõi thị trường để cắt lỗ. Từ đó, sẽ loại bỏ hoàn toàn được tâm lý.
- Tiết kiệm thời gian
Lệnh Stop loss sẽ được cài đặt sẵn và lệnh sẽ tự động đóng khi giá chạm đến điểm đã đặt. Vì thế nhà đầu tư sẽ không phải mất thời gian theo dõi biểu đồ, canh thời điểm để đóng lệnh. Ngoài ra, nếu trader không có thời gian theo dõi thị trường và sợ lỡ mất cơ hội thì có thể đặt lệnh chờ Sell Limit.
Cách tính toán điểm đặt Stop Loss
Chọn điểm đặt lệnh stop loss hợp lý khá quan trọng nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng biết cách. Cho nên, chúng tôi hướng dẫn cách tính toán điểm đặt stop loss để bạn tham khảo và áp dụng nhé.
- Đặt điểm SL dựa trên tổng số vốn đang có
Các nhà đầu tư chuyên nghiệp khuyên rằng, bạn nên đặt điểm stop loss trong khoảng từ 1 – 2% tổng số vốn mà mình đang nắm giữ. Đây được xem là cách đặt điểm SL phổ biến và cơ bản nhất dành cho những trader vừa mới tham gia giao dịch, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trên thị trường.
- Đặt điểm SL dựa vào biến động giá trên thị trường
Với những trader chuyên nghiệp hơn, bạn có thể dựa vào diễn biến thực tế trên thị trường để đặt điểm SL phù hợp. Trong trường hợp thị trường biến động mạnh, bạn có thể đặt điểm stop loss lớn. Ngược lại, khi thị trường yên bình, bạn nên đặt điểm SL không quá xa điểm đặt lệnh.
- Đặt Stop loss dựa theo phân tích kỹ thuật
Để xác định điểm đặt stop loss chính xác hơn trader có thể dựa vào các chỉ báo, biểu đồ nến, mô hình giá…. Mỗi công cụ này sẽ có những quy tắc để đặt stop loss riêng. Tuy nhiên, đều có điểm chung là được đặt phía trên điểm đặt lệnh với lệnh Sell và phía dưới với lệnh Buy.
Hướng dẫn cách đặt Stop Loss
Bất cứ một lệnh giao dịch forex nào trader cũng không được bỏ qua stop loss và đây cũng là cách tốt nhất để trader có thể giảm thiểu rủi ro cho tài khoản của mình. Cùng chúng tôi tìm hiểu về cách cài đặt lệnh Stop loss ngay nhé!
Các bước cài đặt lệnh Stop Loss cơ bản
- Bước 1: Xác định cặp tiền muốn giao dịch, sau đó mở biểu đồ để quan sát và phân tích kỹ thuật. Sau đó xác định vị thế sẽ đặt.
- Bước 2: Xác định điểm cắt lỗ bằng các phương pháp phân tích kỹ thuật và chọn mức cắt lỗ phù hợp với mức rủi ro chấp nhận trên tài khoản của mình.
- Bước 3: Xác định mức rủi ro tối đa mình có thể chịu được, sau đó tính toán khối lượng đặt lệnh.
- Bước 4: Tiến hành đặt lệnh theo các mức mà mình đã tính toán được.
Hướng dẫn cách đặt lệnh Stop loss trên nền tảng
Bước 1: Mở nền tảng giao dịch MT4 và đăng nhập
Bước 2: Mở hộp đặt lệnh
Để mở hộp đặt lệnh trader có thể lựa chọn một trong những cách như sau:
- Cách 1: Trên thanh công cụ, bạn chọn New order.
- Cách 2: Ở bên cột trái của màn hình, bạn chọn một cặp tiền tệ muốn mở lệnh sau đó, click đúp chuột vào cặp tiền tệ đó.
- Cách 3: Bấm F9 trên bàn phím máy tính. Hộp lệnh sẽ hiện ra. Đây là cách làm đơn giản và nhanh nhất.
- Cách 4: Mở biểu đồ của cặp tiền muốn giao dịch. Sau đó bấm chuột phải chọn Trading > chọn New Order.
Bước 3: Đặt lệnh
Sau khi màn hình xuất hiện hộp thoại lệnh. Bạn điền các thông tin trong hộp lệnh.
- Symbol: Cặp tiền tệ hoặc tài sản mà bạn muốn giao dịch.
- Volume: Khối lượng giao dịch.
- Type: Market Execution (nếu muốn đặt lệnh thị trường) hoặc Pending Order (nếu muốn đặt lệnh chờ).
- Stop loss: Đây là mức giá cắt lỗ mà bạn đã tính toán được trong quá trình phân tích.
- Take profit: Mức giá tương ứng với lợi nhuận mà trader mong muốn.
Cuối cùng, bạn nhấn vào Buy hoặc Sell để kết thúc quá trình đặt điểm stop loss.
Những sai lầm cần tránh khi đặt SL
Quá trình đặt điểm stop loss không quá khó nhưng nhiều trader vẫn mắc phải sai lầm. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến mà nhà đầu tư cần tránh khi đặt SL:
- Không đặt stop loss
Sai lầm đầu tiên mà nhiều người mắc phải đó là không đặt stop loss. Trường hợp này xảy ra ở hai loại nhà đầu tư đó là nhà đầu tư không muốn đặt và những người quá tự tin vào khả năng của bản thân.
Ở cả 2 trường hợp, nhà đầu tư đều để thị trường biến động và quan sát, khi nhận thấy thua lỗ thì tiến hành tự cắt lỗ bằng phương pháp thủ công. Đối với việc cắt lỗ bằng tay này, nhà đầu tư có thể cắt lỗ kịp thời. Tuy nhiên, thị trường forex luôn biến động không ngừng, bạn rất khó có thể phản ứng kịp thời. Việc không đặt stop loss mang đến rất nhiều rủi ro, thua lỗ, thậm chí là cháy tài khoản nếu không theo dõi thị trường thường xuyên và dừng lệnh đúng lúc.
- Đặt stop loss nhưng lại quá gần hoặc quá xa
Đặt stop loss gần là một cách giúp nhà đầu tư hạn chế được rủi ro có thể xảy ra khi thị trường đi ngược lại với xu hướng. Tuy nhiên, nếu đặt mức stop loss quá gần, trong những trường hợp giá điều chỉnh một chút rồi mới đi theo xu hướng trader sẽ bị quét stop loss mà dẫn đến thua lỗ.
Ngược lại, khi đặt mức stop loss quá xa, nhà đầu tư có thể đã thua lỗ rất nhiều. Vì vậy, bạn nên tính toán thật kỹ, không đặt mức SL quá gần nhưng cũng không nên quá xa.
- Dời và thả stop loss
Với trường hợp này, nhà đầu tư vẫn đặt stop loss. Tuy nhiên, thị trường đi sai hướng và họ tin tưởng giá chỉ điều chỉnh một chút rồi sẽ đi theo đúng kỳ vọng nên nới rộng điểm đặt Stop loss. Lúc này, nếu may mắn giá đi đúng hướng trader sẽ thu được lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu phán đoán sai lầm, bạn có thể thua lỗ rất nặng. Vì vậy, bạn hãy biết điểm dừng đúng lúc để giao dịch hiệu quả hơn nhé.
Kết luận
Stop loss là gì bạn đã hiểu rõ thông qua bài viết trên rồi đúng không nào? Đây là một trong những công cụ quản lý rủi ro hiệu quả mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải nắm vững. Bạn hãy tận dụng để hạn chế thua lỗ có thể xảy ra trong quá trình giao dịch trên sàn forex nhé.