Mô hình 2 đáy là gì? Cách giao dịch với mẫu hình hai đáy
Mô hình 2 đáy là một trong những mô hình giá đảo chiều căn bản được nhiều trader sử dụng trong phân tích kỹ thuật forex. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trader thường bị “đu đỉnh, bán đáy” khi sử dụng mô hình hai đáy. Cho nên trong bài viết này, 8th Street Grille sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về mẫu hình 2 đáy (Double Bottom) này và chia sẻ một số chiến lược giao dịch hiệu quả khi gặp mô hình giá này.
Nội dung
Mô hình 2 đáy là gì?
Mô hình 2 đáy hay còn gọi là Double Bottom, là một trong các mô hình giá thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Mô hình này thường xuất hiện vào cuối xu hướng giảm, báo hiệu xu hướng chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng.
Khi quan sát trên biểu đồ, mô hình 2 đáy có hình dạng giống chữ “W”, bao gồm 2 đáy, 1 đỉnh xen giữa 2 đáy và đường viền cổ Neckline đi qua đỉnh của mô hình đóng vai trò là đường tín hiệu. Khi giá breakout khỏi đường viền cổ này sẽ tăng mạnh. Đây chính là cơ hội để trader tìm kiếm các lệnh Buy đảo chiều tiềm năng.
Đặc điểm của mẫu hình 2 đáy
Mô hình 2 đáy có đặc điểm chung sau đây:
- Xu hướng: Trước khi xuất hiện mô hình giá 2 đáy phải là xu hướng giảm rõ ràng.
- Cấu tạo: Hai đáy của mô hình có chiều cao tương đương nhau, 1 đỉnh nằm giữa 2 đáy và 1 đường Neckline.
- Mô hình hai đáy chỉ được xem là hoàn thành khi giá phá vỡ đường viền cổ.
- Thời gian hình thành mô hình 2 đáy thường kéo dài từ 3 – 4 tuần.
- Tín hiệu cung cấp: Khi giá breakout khỏi đường viền cổ sẽ tăng mạnh hoặc quay lại retest vùng phá vỡ rồi mới bắt đầu tăng mạnh mẽ.
Cách giao dịch với mô hình hai đáy
Cách giao dịch với mô hình 2 đáy cũng tương tự như cách giao dịch với mô hình 2 đỉnh đều khá đa dạng bao gồm: chiến lược giao dịch ngay khi giá breakout khỏi mô hình hoặc chờ giá quay lại retest hoặc phối kết hợp với những công cụ phân tích khác để an toàn hơn. Cụ thể từng chiến lược sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:
Giao dịch ngay khi break-out
Về cơ bản, chiến lược giao dịch này khá đơn giản, trader sẽ chờ giá phá vỡ đường Neckline của mô hình để vào lệnh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện trader cần xác định xu hướng hiện tại và đánh giá sức mạnh của xu hướng đó.
Lưu ý: Chỉ giao dịch khi xu hướng hiện tại là Downtrend và đã có dấu hiệu suy yếu. Bên cạnh đó, trader cũng nên xem xét khối lượng giao dịch của phe mua và phe bán trước thời điểm breakout, để xác nhận đó là tín hiệu phá vỡ thật.
Trader sẽ tiến hành vào lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Tại mức giá đóng cửa của cây nến phá vỡ hoặc cây nến xanh xác nhận đà tăng giá tại vùng phá vỡ đó.
- Cắt lỗ bên dưới đáy gần nhất hoặc tại đáy thứ 2 của mô hình.
- Chốt lời: Điểm TP cách điểm vào lệnh bằng đúng chiều cao của mô hình hoặc theo tỷ lệ R:R kỳ vọng.
Ví dụ:
Cặp EUR/CHF trên khung H4 hình thành mô hình 2 đáy rõ ràng ở cuối xu hướng giảm. Điểm đặc biệt đó là trước khi thực hiện cú breakout mạnh mẽ thì lực mua đã có dấu hiệu gia tăng và lực bán có dấu hiệu suy yếu.
Vùng kháng cự quan trọng cũng chính là đường neckline đã có nhiều lần bị tiếp xúc. Hành động giá có chiều hướng tạo đáy sau cao hơn đáy trước, ủng hộ tín hiệu đảo chiều xu hướng. Vì vậy, có nhiều dữ kiện để trader thực hiện một lệnh Buy đảo chiều ngay sau khi giá breakout đường neckline.
Giao dịch theo cú hồi retest
Giao dịch theo tín hiệu hồi về cũng là chiến lược được nhiều trader áp dụng. Chiến lược này được các chuyên gia đánh giá là an toàn hơn cách giao dịch trên, nhưng đổi lại trong nhiều trường hợp, trader có thể sẽ bỏ lỡ điểm vào lệnh đẹp, nếu giá không quay lại retest.
Với chiến lược này sau khi giá breakout đường neckline, trader cần kiên nhẫn chờ đợi giá quay lại retest vùng phá vỡ để xác nhận tín hiệu trước khi thực hiện.
Cách thực hiện lệnh như sau:
- Điểm vào lệnh: Tại vùng giá quay lại test lại điểm breakout.
- Cắt lỗ: Ngay dưới đáy hồi về.
- Chốt lời: Cách điểm vào lệnh một khoảng bằng chiều cao của mô hình.
Đối với những nhà trader có kinh nghiệm thì họ có thể phối kết hợp cả 2 cách giao dịch để đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên với những trader ít kinh nghiệm thì giao dịch theo cú hồi là sự lựa chọn an toàn và phù hợp nhất.
Ví dụ: Bên trên là cặp USD/AUD trên timeframe H4, cuối xu hướng giảm cũng xuất hiện một mô hình 2 đáy rõ ràng. Quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy giá còn có xu hướng hình thành đỉnh/đáy thấp hơn đỉnh đáy trước nhưng bất thành. Ngay sau đó liên tiếp 4 cây nến xanh bứt phá mạnh mẽ qua đường neckline. Nếu trader đã bỏ lỡ cơ hội hoặc giao dịch theo chiến lược an toàn thì có thể chờ giá hồi lại vùng tín hiệu để vào lệnh như hình.
Các lưu ý khi sử dụng Double Bottom
Dưới đây là những lưu ý quan trọng giúp trader sử dụng mô hình Double Bottom đạt được hiệu quả cao trong giao dịch.
- Mô hình 2 đáy xuất hiện khá phổ biến trên biểu đồ giá và có dạng đặc trưng là chữ W. Tuy nhiên biến thể này lại có xác suất thành công thấp nhất. Vì vậy, trader cần theo dõi kỹ lưỡng, tránh vội vàng vào lệnh. rất dễ nhận diện vì nó có hình dạng tương tự như chữ W.
- Khi giá tăng mạnh và phá vỡ đường neckline mới là lúc mô hình 2 đáy được xác nhận đã hoàn thành. Vì vậy, trader cũng cần kiên nhẫn chờ đợi.
- Nên phối kết hợp với các công cụ phân tích khác để xác nhận tín hiệu trước khi thực hiện, đảm bảo hiệu quả đạt được là tối ưu nhất.
- Mô hình 2 đáy có thể xuất hiện trên mọi khung thời gian, tuy nhiên tín hiệu ở khung thời gian càng cao thì càng chính xác và timeframe càng thấp thì độ nhiễu càng cao.
- Nếu có thể, trader nên đánh giá khối lượng giao dịch, cũng như sức mạnh của phe bán thể hiện qua cây nến sau khi hình thành xong đáy thứ 2. Đó cũng là 1 điểm quan trọng để tránh việc giao dịch theo false breakout.
Kết luận
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ chi tiết về mô hình 2 đáy. Đây là một mô hình giá đảo chiều khá phổ biến, thường xuyên được trader sử dụng trong giao dịch. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trader nên kết hợp với các công cụ khác để xác nhận tín hiệu. Đồng thời, việc quản lý vốn và có kế hoạch giao dịch luôn là nền tảng quan trọng quyết định sự thành bại của trader trên thị trường.