Mô hình cốc tay cầm là gì? Đặc điểm nhận dạng & cách giao dịch
Mô hình cốc tay cầm là một mô hình giá quan trọng thường xuyên được trader sử dụng để tìm kiếm các giao dịch thuận xu hướng hoặc đảo chiều. Vậy mẫu hình cốc tay cầm là gì? Làm sao để sử dụng hiệu quả mô hình Cup and Handle trong giao dịch Forex? Hãy cùng 8th Street Grille tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung
Mô hình cốc tay cầm là gì?
Mô hình cốc tay cầm tên tiếng anh là Cup and Handle Pattern được cấu tạo gồm phần thân cong, trông giống dạng chữ U và phần tay cầm có dạng hình chữ V, cao bằng ⅓ phần cốc. Khi giá phá vỡ phần tay cầm sẽ tăng mạnh.
Mô hình chiếc cốc và tay cầm được phát triển bởi William O Neil và được giới thiệu lần đầu tiên trong cuốn sách “Cách kiếm tiền từ chứng khoán” của ông.
Mô hình cái cốc tay cầm có 2 loại:
- Cốc tay cầm thuận: Cung cấp tín hiệu vào lệnh Buy sau khi break out khỏi tay cầm.
- Cốc tay cầm ngược: Cung cấp tín hiệu vào lệnh Sell sau khi break out khỏi tay cầm.
Phần cốc thường hình thành từ 4 – 6 tuần (phụ thuộc vào khung thời gian giao dịch của trader) và phần tay cầm tốn ít thời gian hơn, thường chỉ mất từ 1 – 2 tuần là có thể hoàn thành. Đặc biệt tại khu vực đáy của phần tay cầm, nếu khối lượng giao dịch giảm, nguồn cung cạn kiệt thì sẽ hợp nhất với tín hiệu của mô hình cốc tay cầm, xác suất thành công sẽ cao hơn.
Các thành phần của mô hình Cup and Handle
Về cơ bản, mô hình cốc tay cầm thuận hay ngược cũng chỉ có 2 thành phần chính đó là phần cốc và phần tay cầm.
- Theo dõi trên biểu đồ giá, phần cốc thường có hình dạng giống chữ U hoặc nửa vòng cung. Phần cốc có thể hướng lên hoặc hướng xuống. Miệng cốc có thể không nhất thiết bằng nhau nhưng phải tương đương nhau.
- Phần tay cầm chỉ bằng ⅓ phần cốc và thời gian hình thành nên phần tay cầm cũng ít hơn so với phần cốc.
Để hiểu rõ hơn mô hình Cup and Handle, ta sẽ đi sâu phân tích từng thành phần trong phần dưới đây:
Phần cốc
Mô hình cốc tay cầm thuận
- Giá giảm mạnh từ miệng cốc chạm tới đáy cốc, giảm tối thiểu 30% để tạo ra phần bên trái của cốc.
- Sau đó, giá tiếp tục tăng mạnh từ phần đáy chạm tới phần miệng cốc, tạo ra phần bên phải của cốc. Như vậy là đã hoàn thành phần thân.
Mô hình cốc tay cầm ngược
- Giá tăng mạnh từ miệng cốc chạm tới đáy cốc, tăng tối thiểu 30% để tạo ra phần bên trái của cốc.
- Giá tiếp tục giảm xuống dưới và gặp phần kháng cự mạnh tạo ra phần bên phải của cốc.
Theo cha đẻ của mô hình cốc tay cầm, phần thân thường kéo dài từ vài tuần tới vài tháng tùy thuộc vào khung thời gian giao dịch. Biến động giá thể hiện qua chiều cao của phần thân có thể từ 15% – 30%.
Miệng cốc có thể tạo thành một vùng kháng cự, tuy nhiên không nhất thiết chúng phải bằng nhau. Vì vậy, trader cần phải linh hoạt trong việc xác định phần cốc trên biểu đồ giá.
Phần tay cầm (Handle)
Phần tay cầm luôn luôn được hình thành sau khi đã hoàn thành phần cốc.
- Đối với cốc tay cầm thuận: Giá giảm điều chỉnh từ đỉnh xuống ⅓ độ cao của phần cốc.
- Đối với cốc tay cầm ngược: Giá tăng điều chỉnh từ miệng cốc check lên bằng ⅓ độ cao của thân cốc.
Phần tay cầm có hình dạng chữ V và thường chỉ tích lũy từ 1 đến 4 tuần, thời gian cũng chỉ bằng ⅓ so với phần cốc. Khi giá breakout khỏi tay cầm sẽ cung cấp tín hiệu để trader thực hiện các lệnh.
Đặc điểm nhận dạng mẫu hình cốc tay cầm
Mô hình cốc tay cầm chia thành 2 loại đó là mô hình cốc tay cầm thuận và mô hình cốc tay cầm ngược. Vì vậy, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết đặc điểm nhận dạng của từng loại mẫu hình.
Mô hình cốc tay cầm thuận
- Xu hướng xuất hiện: Mô hình cốc tay cầm thuận thường xuất hiện trong xu hướng tăng. Và trước khi hình thành mô hình, giá cần có đợt tăng mạnh trên 30%.
- Cấu tạo: Phần đáy cốc ở dưới, miệng cốc ở trên, phần tay cầm hơi chếch xuống phía dưới.
- Khi giá breakout khỏi phần tay cầm là lúc cung cấp tín hiệu để trader thực hiện các lệnh Buy thuận theo xu hướng rất tiềm năng.
Mô hình cốc tay cầm ngược
Cốc tay cầm ngược là một biến thế khác của mô hình Cup and handle. Phạm vi xuất hiện của mô hình này trên biểu đồ giá lớn hơn so với mô hình cốc tay cầm thuận vì nó là một mô hình lưỡng tính.
- Xu hướng xuất hiện: Mô hình cái cốc và tay cầm ngược có thể xuất hiện cả trong xu hướng tăng và xu hướng giảm, cung cấp tín hiệu Sell thuận và ngược xu hướng.
- Cấu tạo: Đáy cốc ở trên, miệng cốc ở dưới, còn phần tay cầm hơi chếch lên trên.
- Tín hiệu cung cấp: Giá sẽ giảm mạnh sau khi break out khỏi tay cầm.
Cách giao dịch với mô hình chiếc cốc tay cầm
Vậy đâu mới là chiến lược giao dịch hiệu quả với mô hình giá cốc tay cầm? Để trả lời cho câu hỏi này mới các bạn cùng theo dõi nội dung tiếp theo.
Cách giao dịch với hình cốc tay cầm thuận
Bước 1: Xác định xu hướng
Trader chỉ tìm kiếm lệnh Buy khi mô hình cốc tay cầm thuận xuất hiện trong xu hướng tăng và đà tăng này vẫn còn rất mạnh. Để xác định chính xác xu hướng đang diễn ra, trader có thể sử dụng các công cụ như: đường trendline, kênh giá, hỗ trợ kháng cự…
Bước 2: Nhận diện mô hình cốc tay cầm thuận
Quan sát biểu đồ giá và xác định mô hình chiếc cốc và tay cầm thuận dựa vào những đặc điểm mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Sau đó sử dụng công cụ vẽ để vẽ mô hình trên biểu đồ.
Bước 3: Vào lệnh
Trader sẽ kiên nhẫn chờ đợi giá breakout khỏi phần tay cầm để vào lệnh. Sẽ có 2 cách vào lệnh phổ biến được nhiều trader chuyên nghiệp sử dụng như sau:
- Cách 1: Vào lệnh ngay khi giá breakout khỏi phần tay cầm của mô hình. Điểm vào lệnh tại giá đóng cửa của cây nến breakout. Điểm cắt lỗ bên dưới đáy cốc. Chốt lời cách điểm vào lệnh bằng đúng độ cao của thân cốc.
- Cách 2: Chờ đợi giá quay lại retest vùng phá vỡ rồi mới vào lệnh. Điểm vào lệnh tại vùng giá quay lại retest. Cắt lỗ, chốt lời tương tự cách trên.
Cách giao dịch với hình cốc tay cầm ngược
Mô hình cốc tay cầm ngược mang tới cho trader nhiều cơ hội để thực hiện cả lệnh Sell thuận xu hướng và đảo chiều. Vì thế, trader cần theo dõi kỹ lưỡng hành động giá và mô hình giá này để áp dụng cho chính xác. Để giao dịch với cốc tay cầm ngược trader có thể làm như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng
Cho dù là giao dịch thuận xu hướng hay đảo chiều thì việc quan trọng nhất là xác định và đánh giá chính xác xu hướng đang diễn ra trên thị trường. Trong mô hình cốc tay cầm ngược, việc đánh giá chính xác xu hướng quyết định phần lớn sự thành công của lệnh giao dịch.
Bước 2: Nhận định mô hình
Nhận diện chính xác mô hình cốc tay cầm ngược trên biểu đồ, sau đó sử dụng công cụ vẽ mô hình và kiên nhẫn chờ đợi điểm breakout khỏi tay cầm.
Bước 3: Thực hiện lệnh
Đối với mô hình cốc, tay cầm ngược dù trước đó giá tăng hay giảm thì sau khi breakout giá cũng giảm. Cho nên sau khi breakout khỏi tay cầm trader sẽ vào lệnh Sell theo 2 cách như trên:
- Cách 1: Giao dịch theo tín hiệu breakout vùng tay cầm.
Điểm vào lệnh Sell đó là theo nến tín hiệu đỏ tại vùng phá vỡ. Nếu cây nến này có thân lớn chứng tỏ tín hiệu break out càng mạnh. Điểm cắt lỗ bên trên đáy cốc.
- Cách 2: Giao dịch theo tín hiệu retest: Điểm vào lệnh cũng nằm tại điểm sau khi giá hồi lại retest xác nhận tín hiệu phá vỡ. Cắt lỗ đặt ngay bên trên đỉnh vừa quay lại test điểm phá vỡ.
Chốt lời tương tự như trên, tức là sẽ cùng hướng với điểm đặt lệnh và cách một đoạn bằng chiều cao từ miệng cốc đến đáy cốc.
Lưu ý khi sử dụng mô hình cốc tay cầm
Cũng như các mô hình giá khác, để sử dụng hiệu quả mô hình cốc tay cầm đạt được hiệu quả cao, trader cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
- Điểm đầu tiên trader cần lưu ý đó là mô hình cốc tay cầm thường có thời gian hình thành khá lâu, thậm chí có thể kéo dài tới vài tháng. Vì vậy, nếu không mở rộng góc nhìn thì có thể trader sẽ gặp khó khăn trong việc xác định chính xác mô hình giá này trên biểu đồ giá.
- Bên cạnh đó các tiêu chuẩn để có được một mô hình cốc tay cầm đẹp thường quá cao. Do đó, thực tế trên biểu đồ chúng ta khó tìm được một mô hình giá hoàn chỉnh như lý thuyết. Vì vậy, trader cũng cần linh hoạt trong việc xác định và nhận định mẫu hình này.
- Mô hình cốc tay cầm ngược là một mô hình lưỡng tính. Bản thân mô hình không cung cấp một tín hiệu rõ ràng. Do đó, để sử dụng hiệu quả, trader cần đánh giá và xác định xu hướng chính xác.
Kết luận
Mô hình cốc tay cầm không phải là một mô hình giá quá phổ biến như mô hình vai đầu vai, nhưng tín hiệu mà nó mang đến lại có tỷ lệ thành công khá cao. Mặc dù thế, trước khi giao dịch trader vẫn cần phải theo dõi chặt chẽ hành động giá, khối lượng trước vùng breakout. Và cuối cùng nhưng cũng là điều quan trọng nhất, các bạn đừng quên quản lý vốn và lên kế hoạch thực hiện lệnh rõ ràng để đảm bảo an toàn cho tài khoản.
Chúc các bạn giao dịch thành công.